PHỔ HIỀN dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.
- “Tâm” trong Kinh điển Phật giáo Bắc truyền
- Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Lịch sử cuộc đời của Ngài
- Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Phân biệt Địa Tạng Bồ Tát và Mục Kiền Liên
- "Siêu thị" tâm linh – Chướng ngại trên hành trình giác ngộ
- 6 chân lí của hạnh phúc từ những lời Phật dạy: Ai cũng biết nhưng đều bỏ qua
Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng theo Phật Giáo Đại Thừa. Theo kinh Pháp Hoa, ngài là vị Bồ Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng, và trong nhiều tranh ảnh, tượng, ngài cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan.
Pháp khí của ngài cũng chính là biểu tượng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Pháp khí là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái, hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu.
Trong nhiều biểu tượng, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác, ngài cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.
Con voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sanh đang chìm đắm trong bể khổ.
Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sanh thì vô lượng, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp nầy sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sanh.
Phật Phổ Hiền Bồ Tát hộ mệnh cho tuổi Thìn giúp hóa giải năng lượng xấu, tránh hạn tiểu nhân hao tài, ảnh hưởng đến tinh thần, tài chính.
Thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như đức Phật. Chúng ta phải noi theo mười hạnh nguyện lớn của Ngài để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi.
Mười hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền:
1.Kính lễ chư Phật
Lễ là tác động của thân. Kính là tác động của tâm. Lễ là sự, Kính là lý. Ý niệm này mang tính cách phân biệt ban đầu cho dễ hiểu nhưng ở một góc nhìn khác tinh chất viên dung giữa sự và lý, thân và tâm thể hiện sự hoà quyện chứ không tách rời.
Ta lễ kính chư Phật là để thể hiện lòng biết ơn sâu xa Chư Phật ở ngoài và tánh Phật trong ta.
2.Xưng tán Như Lai
Xem thêm : Độc đáo Siêu thị Phật giáo Pháp Hoa
Người phật tử chân chánh không ‘ lễ kính chư Phật’ để cầu xinnhững lợi lộc thế gian. Cầu Phật gia hộ phải hiểu đúng nghĩa, hộ là giúp,gia là thêm,gia hộ là giúp thêm chứ không phải là cho không
3.Quảng tu cúng dường
Thường thì chúng ta hay phân biệt cúng dường và bố thí. Cúng dường để diễn tả hành động cung kính trao lên phẩm vật cho chư tăng ni,Bồ Tát hay Phật . Bố thí là hành động chia sẽ cho những người thiếu thốn…
Nhưng trong hạnh nguyện Phổ Hiền thì không phân biệt như vậy : bố thí cũng là cúng dường. Đó là hành xử trong tinh thần tâm bình đẵng.Cúng dường chư Phật và cúng dường chúng sinh cũng đồng một thể. Và mỗi khi cúng dường chúng sanhvới lòng kính trọng như kính trọng Phật (thiệt là rất khó ) thì tâm từ phát triển và con đường tu trở nên rộng rãi thênh thang.
Phật Phổ Hiền Bồ Tát hộ mệnh cho tuổi Tỵ giúp kiềm chế nóng nảy, hỗ trợ sự nghiệp, tránh xa nguy cơ đổ vỡ.
Cứ cúng dường hoặc bố thí một cách tùy duyên, gặp duyên hay cơ hội thì cứ phát tâm làm đừng nên dùng tâm phân biệt thì hoàn toàn ngược với tinh thần Phổ Hiền nói riêng và chánh pháp nói chung.
Tại sao vậy ? Vì đó là bố thí bằng một tâm tham, những gì mình bỏ ra mình tính toán làm sao cho mình có lợi nhiều nhất.
Nền tảng của quảng tu cúng dường là từ bi hỉ xả (tứ vô lượng tâm) .Nền tảng của từ bi hỉ xả là tâm bình đẵng (bình đẵng tánh trí )
4.Sám hối nghiệp chướng
Nghiệp chia làm 2 loại : định nghiệp và bất định nghiệp.
Định nghiệp là nghiệp mà cái quả chắc chắn phải xảy ra vì nhân duyên đã chín mùi không có thể chuyển hoá được nhưng sự hiện hành thì có thể trong vài năm hoặc vài chục năm hoặc cuối đời chứ không nhất thiết phải xảy ra lập tức. Sám hối được hiểu là ăn năn lỗi trước và về sau quyết không còn tái phạm.
Khi tạo nghiệp xấu ta phải có tâm tàm quí ( tàm là hổ thẹn với chính mình, quí là hổ thẹn với người) nhất là tâm tàm hổ thẹn với chính mình dù chẵng ai hay biết.Rồi từ đó sự sám hối mới có ý nghĩa dù rằng sau đó ta lại tạo trở lại (tiếp tục tham,ngã mạn, ác kiến…)
Nhưng rồi từ từ sẽ phát sinh ra những hiệu lực.Tham sẽ từ từ bớt,, ngã mạn hay chấp kiến… càng ngày càng ít đi.
Nếu ta phát được tâm bồ đề với một tâm chân thực thì hễ tâm càng chân thực thì nghiệp chướng càng xoá bỏ nhanh chóng chừng đó
5.Tùy hỷ công đức
Tất cả những gì ta làm mà giúp ta tiến trên đường Đạo đều là công đức. Chẳng hạn như chuyển hoá con người mình, càng ngày càng hoàn thiện con người minh , càng ngày càng ít phiền não thì đó cũng là công đức.
Công đức là nhân của giải thoát, phước đức là nhân của luân hồi dù là luân hồi tốt. Tuy vậy trên tiến trình tu tập, nếu ta có phước đức mà chúng ta biết phương cách sử dụng thì những phước đức này sẽ góp phần cho công đức của chúng ta hay chuyển hoá. được phước đức thành công đức. Và rồi thì như một dòng chảy, công đức càng ngày càng nhiều, công đức sản sinh thêm công đức…chúng ta sẽ nhập vào dòng chảy…gọi là nhập lưu.
Xem thêm : Những đặc điểm tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy, Bộ phái và Đại thừa
Tức là ta sẽ không bị thối chuyển nữa, chắc chắn sẽ được giải thoát nhưng mau hay chậm tùy theo sự tu tập cúa ta có tiến bộ nhiều hay ít, tinh tấn nhiều hay ít.
6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân
Thỉnh là mời, chuyển là chuyển động là đi tới. Ta thỉnh chuyển pháp luân từ người khác ; chẵng hạn thỉnh mời chư tăng ni đến giảng pháp. Ta chuyển pháp luân từ chính ta bằng cách truyền đạt những gì ta hiểu biết về phật pháp hoặc những kinh nghiệm bản thân do hành trì cho người khác.
Ta chuyển pháp luân trong ta bằng cáchnghiền ngẫm chánh pháp hoặc so chiếu những ý nghĩ hay hành động của ta coi có hợp với chánh pháp để thích nghi hoặc để rút kinh nghiệm. Sự quán chiếu này sẽ giúp ta chuyển hóa mau lẹ tâm thức và cho dù có những nghiệp nặng khiến ta chưa chuyển hóa được thì cũng giúp ta hiểu được vì loại nghiệp nào mà ta còn nhiều phiền não.
Sự quán chiếu này là một sự quán chiếu thường xuyên liên tục và càng ngày càng đi vào chiều sâu.
7.Thỉnh Phật trụ thế
Thỉnh Phật trụ thế không thể hiểu theo nghĩa đen là xin Phật ở thế gian bởi lẻ Phật ra đời là vì một đại sự nhân duyên. Chừng nào đầy đủ nhân duyên thì Phật mới xuất hiện; chẵng hạn lúc mà Đạo quá suy vi và cần một Đức Phật ra đời để truyền bá Đạo pháp.
8.Thường tùy Phật học
Thường tùy Phật học là thường xuyên liên tục học Phật. Trong đạo Phật, học là phải luôn luôn đi đôi với hành, không thể tách rời. Với tâm thanh tịnh, đọc một thời kinh, ngồi một thời thiền ….là học Phật.Ta không thể suốt ngày ngồi thiền hay niệm kinh nhưng nhờ thiền quán thì lúc nào ta cũng có thể thường tùy Phật học.
9.Hằng thuận chúng sinh
Hằng thuận chúng sinh là luôn luôn thuận theo chúng sinh vì rằng con đươờng của chư Phật và bô tát là con đường vì chúng sinh. Thuận theo chúng sinh trong mục đích để độ được chúng sinhchứ không phải tán thành tất cả những gi chúng sinh tạo tác.
Cũng là ý nghĩa của câu ‘tùy duyên bất biến’; tức là tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh và môi trường mà tạo tác và hành đông nhưng vẫn ôm giữ cái lý bất biến của Đạo.
Đó cũng là ý nghĩa khác biệt của tùy duyên và phan duyên. Phan duyên là bị những duyên bên ngoài lôi kéo mình chạy theo nó. Nhìn bề ngoài thì tùy duyên có khi giống như phan duyên nhưng khác nhau vô cùng vì tùy duyên nhưng không đi lạc Đạo
10.Phổ giai hồi hướng
Phổ là cùng khắp; hồi là gom góp hướng là gởi đi, hướng về. Ý là tích lũy những công đức,những công hạnh mà mình thực hiện được để gởi về làmlợi lạc khắp chúng sinh hoặc nói một cách khác làm trang nghiêm pháp giới. Nói đơn giản là người hành giả không nên thủ đắc cho riêng mình bất cứ gì mà làm ở trong tinh thần‘quảng tu cúng dường’.
Mọi công hạnh đều không thành tựu nếu không làm trong tinh thần‘phổ giai hồi hướng’.
Tuổi Thìn mang bên mình vị Phật Bản Mệnh Phật Phổ Hiền Bồ Tát giúp cho họ dễ dàng thoát khỏi những tình huống bất trắc, tăng thêm sự tĩnh tâm và an bình, vượt lên mọi trở ngại để hướng đến cuộc sống tốt đẹp, đầy kiêu hãnh. Phật hộ mệnh cho tuổi Thìn thực hiện các ý tưởng lớn và những ước mơ vĩ đại trong cuộc đời.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo