Sàn giao dịch bất động sản là nơi đáp ứng các dịch vụ cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Đây chính là một mô hình hoạt động rất khắt khe, phải đảm bảo đáp ứng tuyệt đối những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường bất động sản vẫn chưa nắm rõ khái niệm về sàn giao dịch bất động sản cũng như giải pháp hoạt động và tầm quan trọng của sàn giao dịch bất động sản. Bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về sàn giao dịch bất động sản là gì? (cập nhật 2023).
Sàn giao dịch bất động sản là gì? (cập nhật 2023)
1. Sàn giao dịch bất động sản là gì?
Sàn giao dịch bất động sản là gì: Sàn giao dịch BĐS được pháp luật nước ta quy định rõ tại Khoản 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Cụ thể: “Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản”. Khi tham gia giao dịch trên sàn, các nhà đầu tư sẽ được đáp ứng đầy đủ tất cả những dịch vụ và công cụ cho việc đầu tư, kinh doanh.
2. Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
Để thành lập được sàn giao dịch bất động sản, bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
– Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.
Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được quy định cụ thể tại Điều 70 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:
– Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
– Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Mô hình tổ chức của sàn giao dịch bất động sản được quy định cụ thể tại Điều 25 Thông tư 11/2015/TT-BXD như sau:
– Sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị thuộc doanh nghiệp, mọi hoạt động của sàn giao dịch phải chịu sự chỉ đạo của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
– Người quản lý điều hành sàn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bổ nhiệm, được ủy quyền quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản, chịu trách nhiệm trước người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và trước pháp luật về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Xem thêm : Ngắm nhìn 30 mẫu biệt thự kính đẹp không chán mắt
– Cơ cấu tổ chức của sàn giao dịch bất động sản gồm người quản lý điều hành sàn (Giám đốc sàn) và các bộ phận chuyên môn phù hợp với quy mô hoạt động của sàn.
Như vậy, nếu anh/chị muốn thành lập sàn giao dịch bất động sản thì bước đầu tiên phải thành lập doanh nghiệp và đặc biệt phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề mối giới bất động sản…
Đây là 2 điều kiện tiên quyết, anh/chị có thể tham khảo cụ thể tại quy định trên.
3. Vai trò của sàn giao dịch bất động sản
Nhiều người vẫn nghĩ sàn giao dịch bất động sản chỉ là nơi hoạt động kinh doanh của các nhân viên kinh doanh (sale) hay nơi tiếp khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế sàn giao dịch còn có vai trò rất lớn:
3.1. Tối ưu thời gian giao dịch
Các giao dịch bất động sản thông thường cần phải trải qua 3 bước là:
+ Đàm phán.
+ Kiểm tra thực địa.
+ Đăng ký pháp lý.
Quá trình diễn ra đủ 3 bước này mất thời gian khá lâu. Nếu không thực hiện đúng, sẽ không thể giao dịch bất động sản.
Sàn giao dịch được hình thành với sứ mệnh tối ưu hóa thời gian. Chỉ đưa vào kinh doanh các sản phẩm đã đủ 3 tiêu chuẩn trên.
Qua đó, các thủ tục pháp lý diễn ra nhanh gọn, ít gặp rủi ro và được kiểm soát chặt chẽ.
3.2. Cung cấp thông tin
Mọi thông tin trên sàn bất động sản đều được sàng lọc, rõ ràng và trung thực. Sàn bất động sản cung cấp thông tin chính xác cho cá nhân, doanh nghiệp mang ý nghĩa quan trọng. Giúp họ nắm bắt được xu hướng thị trường để có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
3.3. Nhà nước đối chiếu
Sàn giao dịch bất động sản cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho cơ quan quản lý. Để các cơ quan này nắm bắt được thông tin về các hoạt động thị trường.
Xem thêm : Những câu hỏi thường gặp về chung cư Vinhomes Central Park cho người mua lần đầu tham khảo
Đây là cơ sở quan trọng để Nhà nước đối chiếu và đưa ra những phương thức quản lý đúng đắn thông qua việc bổ sung, đổi mới, hoàn thiện các văn bản pháp luật phù hợp. Đối chiếu của Nhà nước giúp điều tiết cơ chế, tạo điều kiện phát triển cho thị trường.
Ngoài ra, sự ra đời của sàn giao dịch bất động sản còn giúp Nhà nước quản lý và kiểm soát được tình trạng đầu cơ, thu thuế thu nhập và tránh hiện tượng buôn lậu, trốn thuế bất động sản.
3.4. Cung cấp dịch vụ
Sàn giao dịch bất động sản là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ của kho bạc, ngân hàng, công chứng, đảm bảo cho việc giao dịch giữa người mua và người bán diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Đặc biệt, khi giao dịch tại sàn chi phí sẽ thấp hơn so với giao dịch trên thị trường.
3.5. Phát triển hoạt động thị trường bất động sản
Thông qua các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, sàn giao dịch góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho các chủ đầu tư nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng…
Bên cạnh đó, sàn giao dịch cũng tạo ra nhiều loại hình dịch vụ bất động sản chưa đưa vào hoạt động như quảng cáo, dịch vụ pháp lý, đấu giá… Những dịch vụ này sẽ đẩy mạnh hoạt động bất động sản, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội và lợi ích cho chủ lẫn người đầu tư.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Tra cứ thông tin bất động sản TP.HCM trên ứng dụng nào?
Ứng dụng SXD247 cung cấp những thông tin chính thống từ Sở Xây dựng TP.HCM về các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố. SXD247 – Kênh thông tin chính thống về BĐS TP.HCM.
Hồ sơ thành lập sàn giao dịch bất động sản gồm những gì?
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
– Danh sách và bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề môi giới của tất cả các nhân viên môi giới bất động sản; bản sao công chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản;
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản (nếu có);
– Bản sao công chứng (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh về địa điểm và diện tích của sàn giao dịch bất động sản;
– Bản sao có chứng thực các giấy tờ về thành lập sàn giao dịch bất động sản (bao gồm: Quyết định thành lập sàn giao dịch bất động sản; Quyết định bổ nhiệm người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản).
Chứng chỉ quản lý sàn giao dịch bất động sản?
Trong lĩnh vực bất động sản, quản lý sàn giao dịch bất động sản là công việc quan trọng quyết định sống còn của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo quy định của pháp luật, muốn tự do kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp cần có chứng chỉ quản lý sàn giao dịch bất động sản do Bộ xây dựng ban hành.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Sàn giao dịch bất động sản là gì? (cập nhật 2023) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Bất động sản