Tổng hợp các tình huống sai phạm về thuế thường gặp
Kế toán mỗi doanh nghiệp lại có những tình huống thuế gặp phải khác nhau. Cùng một trường hợp đối với doanh nghiệp này là đúng nhưng doanh nghiệp khác có khi lại sai. Do vậy, bài viết sau, kế toán NewTrain đã tổng hợp và sưu tầm lại các tình huống sai phạm về thuế thường gặp để kế toán biết và tránh.
>>> Xem thêm: Những báo cáo doanh nghiệp phải làm trong tháng 7
Bạn đang xem: Tổng hợp các tình huống sai phạm về thuế thường gặp
TÌNH HUỐNG 1: LẬP HÓA ĐƠN DỊCH VỤ
- Pháp luật về hóa đơn:
+ Thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm thời điểm thu tiền.
+ Thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cho thuê tài sản là thời điểm hoàn thành hoạt động cho thuê tài sản, trường hợp bên đi thuê trả tiền trước cho nhiều kỳ thì phải xuất hóa đơn tương với số tiền nhận trước.
– Sai phạm:
+ Không lập hóa đơn khi nhận tiền (dịch vụ).
+ Không lập hóa đơn khi nhận tiền trước tiền thuê TS cho nhiều kỳ
Lưu ý: Tiền phạt HĐ, tiền đặt cọc thực hiên bằng chứng từ thanh toán.
TÌNH HUỐNG 2: LẬP HÓA ĐƠN XÂY DỰNG
- Pháp luật về hóa đơn:
+ Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hóa đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.
+ Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập Hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
– Sai phạm:
+ Lập hóa đơn tại thời điểm nhận tiền tạm ứng theo HĐ hoặc thời điểm được thanh toán theo tiến độ kế hoạch đối với hoạt động xây dựng, trong khi đó công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt chưa hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao.
+ Không Lập hóa đơn khi khối lượng xây lắp bàn giao.
+ Không lập hóa đơn, kê khai thuế đối với phần giá trị chưa thanh toán do chưa hết thời hạn bảo hành theo HĐ.
TÌNH HUỐNG 3: LẬP HÓA ĐƠN BẤT ĐỘNG SẢN
- Pháp luật về hóa đơn:
+ Lập hóa đơn khi bàn giao bất động sản.
+ Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong HĐ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
– Sai phạm:
+ Không lập hóa đơn khi thu tiền theo tiến độ.
+ Không lập hóa đơn khi bàn giao bất động sản.
TÌNH HUỐNG 4: SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP
+ Sử dụng hóa đơn chưa hoàn thành việc thông báo phát hành (trừ trường hợp người bán có hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng và đã chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định).
+ Sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng MST (còn gọi là đóng MST).
+ Sử dụng hóa đơn giả.
=> GỈAI PHÁP PHÒNG NGỪA SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP
DN có thể tra cứu tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn) để tra cứu các thông tin liên quan đến hóa đơn và trạng thái người nộp thuế:
– Tra cứu thông tin hóa đơn: thông báo phát hành hóa đơn; thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng; danh mục nhà in,cung ứng phần mềm; hóa đơn có mã xác thực.
Tra cứu thông tin hóa đơn- Tra cứu danh sách DN thuộc loại rủi ro cao về thuế: DN thuộc loại rủi ro cao về thuế chuyển từ sử dụng hóa đơn đặt in, tự in sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế (trong đó nêu rõ ngày bắt đầu dừng sử dụng hóa đơn đặt in, tự in chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.
– Tra cứu thông tin quyết định cưỡng chế về hóa đơn: thông tin về cơ quan thuế thực hiện Quyết định về việc cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng (trong đó nêu rõ loại hóa đơn, ký hiệu mẫu, ký hiệu hóa đơn, từ số… đến số… không còn giá trị sử dụng từ ngày… tháng..năm…); thông tin về hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng.
– Tra cứu thông tin người nộp thuế: xem danh sách người nộp thuế ngừng hóa động, trạng thái người nộp thuế để từ đó phòng ngừa việc giao dịch với người nộp thuế thuộc trạng thái ngừng hoạt động.
TÌNH HUỐNG 5: SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN
(1) Hoá đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ;
(2) Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán HH, DV nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế;
(3) Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn;
(4) Sử dụng hoá đơn bán HH, DV mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.
- Sai phạm:
+ Mua HH,DV không có hóa đơn hợp pháp (hàng hóa dịch vụ không có thật), sau đó mua hóa đơn không kèm theo HH,DV (hàng hóa dịch vụ không có thật) để hợp thức hóa; thông thường sau đó DN bán hoá đơn bỏ trốn.
+ Mua HH,DV của tổ chức, CN này (hàng hóa dịch vụ không có thật), nhưng nhận hóa đơn của DN khác (hóa đơn khống).
+ Mua hóa đơn (hàng hóa dịch vụ không có thật) để khống trừ thuế GTGT khống, khai khống chi phí.
CÁC BIỂU HIỆN SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN
– Thứ nhất: Nhân viên thuộc bộ phận thu mua mua HH,DV không có chứng từ hợp pháp, sau đó mua trái phép hóa đơn đầu vào (sử dụng BHP hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp) để hợp thức hóa và thanh toán.
– Thứ hai: Cá nhân bán hàng hóa mua trái phép hóa đơn (sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp) để xuất cho bên mua hàng hóa (nhà thầu) thường thể hiện dưới hình thức sau đây:
(1) Cá nhân đến địa chỉ của bên mua, hoặc điện thoại chào hàng, hoặc thông qua người quen biết;
(2) Giao hàng hóa (hàng hóa là có thật) tại công trình, kèm theo HĐ, hóa đơn, phiếu thu (trường hợp thu tiền mặt).
(3) Yêu cầu bên mua chuyển tiền vào tài khoản của DN bán hóa đơn, sau đó nhận lại tiền từ bên bán trái phép hóa đơn.
– Thứ ba: cá nhân cung cấp dịch vụ mua trái phép hóa đơn (sử dụng BHP hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn BHP) để xuất cho bên mua hàng hóa thường thể hiện dưới hình thức sau đây:
(1) Các cá nhân này thường có mối quan hệ quen biết với một số người trong DN mua dịch vụ, hoặc thông qua người quen biết để đàm phán ký HĐ (thông thường HĐ do một trong hai bên soạn thảo và đưa bên kia ký mà các các nhân trực tiếp ký không gặp nhau);
(2) Cung cấp dịch vụ (dịch vụ là có thật) tại công trình đang thi công địa chỉ theo yêu cầu bên mua; khi giao hàng hoàn thành dịch vụ hoặc khối lượng công việc hoàn thành, bên bán và bên mua lập biên bản giao hàng hồ sơ xác nhận khối lượng thực hiện; bên bán mua trái phép hóa đơn giao cho nên mua và đề nghị thanh toán tiền.
(3) Yêu cầu bên mua chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn, sau đó nhận lại tiền từ bên bán trái phép hóa đơn.
– Thứ tư: Bên nhận khoán là các đội thi công không có tư cách pháp nhân, thực hiện thi công công trình theo mức ”khoán trắng”, để nhận đủ số tiền giao khoán, các đội thi công phải hợp thức hóa chứng từ thanh toán gồm:
(1) Mua trái phép hóa đơn đầu vào để hợp thức hóa cho HH,DV phục vụ cho hoạt động kinh doanh (có thật), nhưng khi mua HH,DV không có chứng từ hợp pháp;
(2) Lập các chứng từ thanh toán lương lao động thời vụ không có thật để hợp thức hóa cho cho khoản lợi nhuận khoán thực hiện, nhưng phải giao chứng từ cho DN giao khoán theo thỏa thuận để bên DN giao khoán hợp thức hóa cho khoản chi này;
(5) Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (mua trái phép hóa đơn đầu vào) để hợp thức hóa cho cho khoản lợi nhuận khoán thực hiện, nhưng phải giao chứng từ cho DN giao khoán theo thỏa thuận để bên DN giao khoán hợp thức hóa cho khoản chi này.
GỈAI PHÁP PHÒNG NGỪA SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN
(1) Tăng cường công tác kiểm soát về quy định trách nhiệm đối với bộ phận thu mua, khuyến khích nên mua HH, DV tại DN có địa chỉ rõ ràng (có kiểm tra địa chỉ thực tế) và nhận hóa đơn ngay sau khai bên bán cung cấp HH, DV đúng với mặt hàng, số lượng và giá tiền thực tế đã mua HH, DV; từ đó bên mua có điều kiện kiểm soát hóa đơn đầu vào có kèm theo HH, DV do bên xuất hóa đơn cung cấp hay không (có thật).
(2) Hạn chế việc mua hàng của CN mà theo đó việc giao hàng và giao hóa đơn, giao HĐ tại địa chỉ bên mua hoặc tại địa chỉ theo thỏa thuận mà bên mua hoàn toàn không kiểm tra địa chỉ kinh doanh thực tế của bên xuất hóa đơn, năng lực kinh doanh của bên xuất hóa đơn, không kiểm tra CN bán hàng có phải là người của DN xuất hóa đơn hay không; bên mua khó có điều kiện kiểm soát các hóa đơn do CN bán hàng giao có kèm theo HH,DV do bên xuất hóa đơn cung cấp hay không.
(3) Không nên thực thiện phương thức ”khoán trắng” trong xây dựng và hợp thức hóa bằng các hóa đơn, chứng từ do bên nhận khoán mang về, bên nhận khoán không có điều kiện kiểm soát các hóa đơn do bên nhận giao khoán cung cấp có kèm theo HH,DV hay không.
(4) Không nên mua HH,DV của tổ chức CN này, nhưng nhận hóa đơn, HĐ và chứng từ thanh toán tiền của tổ chức, CN khác; trường hợp này hóa đơn đầu vào không kèm theo HH,DV do bên xuất hóa đơn cung cấp.
(5) Trường hợp mới giao dịch lần đầu, có dấu hiệu đáng ngờ; DN nên tìm hiểu kỹ các thông tin về người bán:
– Nên chọn địa điểm ký HĐ giao dịch, hoặc trao đổi trực tiếp tại địa chỉ bên bán và đàm phán trực tiếp với đại diện pháp luật;
– Kiểm tra trực tiếp các thông tin như trụ sở công ty, kho hàng, nhà máy, cửa hàng;
– Kiểm tra gián tiếp các thông tin về nguồn gốc hàng hóa; tài khoản ngân hàng đã thông báo với CQ ĐKKD hoặc CQT (trước ngày 15/12/2016 TK không TB CQT không được khấu trừ và tính vào CP được trừ);
– Kiểm tra liên gốc hóa đơn với liên giao khách hàng khi nhận hóa đơn ngay khi nhận hàng tại địa điểm nhận hàng (lần đầu tiên nên chọn phương thức giao nhận tại kho bên bán).
– Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ thì yêu cầu bên bán cung cấp hồ sơ khai thuế đã được CQT xác nhận nhận để xem xét (nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn hoặc gần bằng với thuế GTGT đầu ra thì dấu hiệu rủi ro rất cao).
(6) Trường hợp thuê vận chuyển/dịch vụ:
– Xác định người chủ sở hữu phương tiện vận tải/ MM,TB thực hiện dịch vụ/xe lu, xe ủi… (giấy ĐK QSH);
– Nhận hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
* Hóa đơn của DN là chủ sở hữu phương tiện vận tải/ MM,TB thực hiện dịch vụ/xe lu, xe ủi… (có TB phát hành); hoặc
* Hóa đơn của CN kinh doanh là chủ sở hữu MM,TB thực hiện dịch vụ/xe lu, xe ủi… (mua của CQT); hoặc
* Hóa đơn hợp pháp của tổ chức mà CN hợp tác kinh doanh (thường là HTX), kèm theo HĐ hợp tác kinh doanh và khai thuế thay theo TK mẫu 01/CNKD kèm theo PL mẫu số 01-1/BK-CNKD (nếu có)
(7) Trường hợp thuê tài sản CN: gồm cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển, cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ (ví dụ cho thuê xe thi công trong xây dựng gồm xe lu, xe ủi không kèm theo người điều khiển,…):
+ Nghiêm cấm sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (mua trái phép hóa đơn) để hợp thức hóa chứng từ đầu vào.
+ Chứng từ hợp pháp để tính vào chi phí được trừ:
* Chứng từ trả tiền thuê tài sản (không cần hóa đơn của bên cho thuê); kèm theo:
* HĐ thuê tài sản;
* Chứng từ nộp thuế thay cho CN (trường hợp HĐ thuê tài sản có thoả thuận DN nộp thuế thay cho CN).
XỬ LÝ HÀNH VI SD HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP HOẶC SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Thời hiệu: 1 năm.
– Ngoài ra nếu hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn dẫn đến vi phạm về thuế còn bị xử lý truy thu thuế và phạt về trốn thuế hoặc hành vi khai sai .
(3) Hành vi vi phạm đã bị CQ có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng NNT (1) vi phạm lần đầu, (2) có tình tiết giảm nhẹ và (3) đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào NSNN trước thời điểm CQ có thẩm quyền ra quyết định xử phạt (CQT lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế); quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ được hướng dẫn tại Điểm c, Khoản 1, Điều 12 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của BTC.
CHUYỂN CQ ĐIỀU TRA ĐỂ XỬ LÝ HÌNH SỰ
– Trường hợp NNT thực hiện hành vi sử dụng BHP hóa đơn, hoặc hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có dấu hiệu ”phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN” thì CQT chuyển cho CQ điều tra xử lý theo Điều 164a của Bộ luật hình sự.
– Trường hợp việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế và có đủ căn cứ để xử lý hình sự thì CQT tạm dừng xử phạt (vẫn xử lý truy thu) và chuyển hồ sơ của NNT cho cơ quan điều tra để thực hiện xử lý hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật hình sự
TÌNH HUỐNG 6: THUẾ GTGT HÀNG BIẾU TẶNG/ KHUYẾN MẠI
– Sai phạm:
+ Khai khấu trừ hàng nhận khuyến mại, biếu tặng.
+ Không khai thuế GTGT đầu ra hàng khuyến mại nhưng không ĐK/TB chương trình khuyến mại với CQNN có thẩm quyền).
+ Khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với hàng khuyến mại cho thương gia nước ngoài nhưng không ĐK/TB chương trình khuyến mại với CQNN có thẩm quyền).
>>> Xem thêm: Cách hạch toán hàng cho biếu tặng phát sinh tại doanh nghiệp
TÌNH HUỐNG 7: THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
- Sai phạm:
+ Thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc lĩnh tiền mặt.
+ Thanh toán bù trừ không có hồ sơ theo quy định.
+ Thanh toán từ TK tổ chức, CN khác không thể hiện trên hồ sơ theo quy định.
+ TK bên bán và bên mua không TB với CQT (tính đến 14/12/2016).
TÌNH HUỐNG 8: KHAI ĐIỀU CHỈNH GIẢM KHẤU TRỪ DO QUÁ THỜI HẠN THANH TOÁN THEO QUY ĐỊNH
– Trước 01/01/2014: theo thời hạn HĐ;
– Từ 01/01/2014 – 14/11/2014: đến 31/12;
+ CQT thanh – kiểm tra chỉ phạt thủ tục nếu sau khi điều chỉnh vẫn âm thuế.
+ Được khấu trừ thời hạn 6 tháng kế từ khi ban hành QĐXL nếu thanh toán không dùng tiền mặt.
– Từ 15/11/2014: thời điểm thực thanh toán (TT151/2014/TT-BTC/VB 06/TCT-CS ngày 3/1/2017 của TCT).
– Sai phạm: NNT khai điều chỉnh giảm thuế GTGT (chỉ tiêu [37] của tờ khai thuế GTGT) vào kỳ tính thuế đến hạn thanh toán theo HĐ, hoặc kỳ tính thuế tháng 12/Qúy 4 của năm đến hạn thanh toán theo HĐ đối các hoá đơn GTGT (phát sinh từ ngày 15/11/2014) đã đến thời điểm thanh toán theo HĐ mà NNT vẫn chưa thanh toán là không đúng pháp luật về thuế GTGT (trường hợp này chỉ khi thực thanh toán, NNT không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị HH,DV không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt).
>>> Xem thêm: khóa học kế toán tổng hợp online
TÌNH HUỐNG 9: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG/BĐS
Sai phạm:
+ Ghi nhận doanh thu vào thời điểm nhận tiền tạm ứng;
+ Không ghi nhận doanh thu đối với tiền bảo hành tại thời điểm khối lượng công việc hoàn thành;
+Không ghi nhận doanh thu khi công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành, nghiệm thu bàn giao;
+ Không kê khai một số khoản thu như cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi công của DN; thanh lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhà cửa, lán trại tạm, tài sản cố định… (do thừa, hỏng hóc hoặc không có nhu cầu sử dụng…);
+ Không lập hóa đơn, kê khai doanh thu/hoặc khai giảm doanh thu khi thi công các công trình cho chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng hoá đơn (công trình dân dụng cho các CN riêng lẻ: biệt thự, nhà ở… ) thì DN không xuất hóa đơn và không kê khai doanh thu tính thuế.
+ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chi phí tính thuế trong kỳ trong khi chưa ghi nhận doanh thu tương ứng.
+ Lập bảng kê, biên nhận khống mua nguyên vật liệu hoặc ghi cao hơn giá giá trị nguyên vật liệu đã mua trong trường hợp không cần lập hoá đơn (mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; sử dụng dịch vụ mua của CN không kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm bán ra;…).
+ Kê khai khống chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm hoán đổi cho chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí máy thi công (trường hợp không có chứng từ để chứng minh tính hợp lý của chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công).
+ Lập khống các hồ sơ về nhân công thuê ngoài (HĐ lao động, bảng chấm công, bảng nghiệm thu khối lượng công việc…) để khai khống chi phí nhân công cho các công trình xây dựng.
+ SD HS về chi phí nhân công (HĐ lao động, bảng thanh toán lương, bảng chấm công…) của các công trình không xuất hoá đơn do chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng hoá đơn để ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp cho các công trình khác.
+ Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để khấu trừ thuế, khai chi phí được trừ không đúng quy định.
– Pháp luật kế toán: DT BĐS ghi nhận theo VAS 14 (như bán hàng hóa); DN thực hiện việc hoàn thiện nội thất BĐS thì ghi nhận doanh thu khi hoàn thành, bàn giao phần xây thô cho khách hàng.
– Pháp luật thuế:
+ Ghi nhận doanh thu khi bàn giao BĐS.
+Tạm nộp theo tiến độ nhận tiền (tỷ lệ hoặc DT – CP).
– Sai phạm BĐS:
+ Không tạm nộp theo tiến độ nhận tiền;
+ Ghi nhận vào TK 511 theo tiến độ nhận tiền;
+ Nhầm lẫn giữa hoạt động chuyễn nhượng BĐS & kinh doanh BĐS;
+ Bàn giao BĐ nhưng không ghi nhận doanh thu.
+ Xác định số thuế TNDN tạm nộp tại chỉ tiêu [16] và chỉ tiêu [18] phụ lục 03-5/TNDN (từ năm 2013 trở về trước) được trừ khi BĐS hoàn giao không đúng quy định (bao gồm cả thuế TNDN tạm nộp của BĐS chưa bàn giao).
TÌNH HUỐNG 10: CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
– Pháp luật kế toán:
+ Nếu trước thời điểm phát hành BCTC: điều chỉnh giảm doanh thu trên BCTC của kỳ lập báo cáo
+ Nếu sau thời điểm phát hành BCTC:Điều chỉnh giảm doanh thu của ký phát sinh (chiết khấu, giảm giá)
– Pháp luật thuế, hóa đơn: giảm trừ hóa đơn khi kết thúc mua hàng hoặc Lập hóa đơn điều chỉnh (kèm bảng kê các số HĐ cần điều chỉnh); Giảm thuế GTGT đầu ra (TK 333) và giảm doanh tính thuế thu trong kỳ lập hóa đơn.
- Sai phạm:
+ Không lập hóa đơn, chứng từ theo quy định PL thuế, hóa đơn.
+ Tính vào CP được trừ đối với chiết khấu thương mại (ghi có TK 335/131/111/112 ghi nợ TK 641).
+ Không điều chỉnh sự khác biệt giữa PL kế toán và PL thuế.
TÌNH HUỐNG 11: DOANH THU BIẾU TẶNG, KHUYẾN MẠI
– Pháp luật kế toán: xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo kèm theo điều kiện nhận hàng khuyến mãi, quảng cáo: phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu hàng khuyến mại, quảng cáo/ Giá trị hàng khuyến mại tính vào giá vốn hàng bán.
– Pháp luật thuế: trước 2014: Đối với HH,DV biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, HH,DV cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm; từ năm 2014: bỏ
- Sai phạm:
+ Không ghi nhận doanh thu HH,DV biếu tặng (trước 2014).
+ HH,DV biếu tặng khuyến mại không lập hóa đơn và không có chứng từ chứng minh.
TÌNH HUỐNG 12: DOANH THU TÀI CHÍNH
Sai phạm:
+ Xác định sai thu nhập được gỉam 30% thuế TNDN;
+ Tính vào thu nhập chịu thuế đối với trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế không phải là khoản nợ phải thu
+ Cho vay tiền với lãi suất 0%.
TÌNH HUỐNG 13: GIÁ VỐN HÀNG BÁN
– Pháp luật kế toán về giá nhập kho (TT 200/2014/TT-BTC):
+ Khi mua hàng tồn kho có kèm theo thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa hỏng hóc):
* Thiết bị, phụ tùng thay thế: ghi nhận theo giá trị hợp lý
- Giá trị sản phẩm hàng mua = giá mua – GTHL của phụ tùng, thiết bị thay thế.
>>> Xem chi tiết tại: Hướng dẫn cách tính giá nguyên liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
– Pháp luật thuế: tính vào TN khác tại thời điểm nhận hàng khuyến mại (nếu hàng khuyến mại kèm theo khác với hàng mua); phân bổ giá nhập kho (nếu hàng khuyến mại kèm theo hàng mua là cùng loại – VB số 5357 ngày 11/12/2015 – TCT).
– Sai phạm:
+ Không hạch toán phế liệu, phụ phẩm thu hồi.
+ Không xác định chi phí SXDD.
+ Tính giá nhập kho không phù hợp: nhận hàng khuyến mãi; nhận thiết bị, phụ tùng thay thế kèm theo; tính giá thành sai.
– Pháp luật kế toán về tính giá xuất kho (Thông tư 200/2014/TT-BTC):
+ Không áp dụng phương pháp LIFO
+ Ngành xây lắp chỉ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Xem thêm : VECIC Building
>>> Xem chi tiết tại: Các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu
– Sai phạm:
+ Tính giá xuất kho không phù hợp.
* Áp dụng phương pháp LIFO (từ 2015)
* Ngành xây lắp chỉ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên (từ 2015)
+ Không mở sổ chi tiết TK 152, 154, 155, 156 theo quy định.
TÌNH HUỐNG 14: PHÂN BỔ CHI PHÍ THU MUA (TK 1562)
– Pháp luật kế toán: Tài khoản 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá: Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá phát sinh liên quan tới số hàng hoá đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hoá hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hoá đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (Kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). Chi phí thu mua hàng hoá hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hoá như: Chi phí bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho, thuê bến bãi,. . . chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hoá từ nơi mua về đến kho DN; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá.
– Sai phạm:
+ Hạch toán và phân bổ TK 1562 không phù hợp
+ Hạch toán Chi phí thu mua hàng hoá vào TK 641, 642
TÌNH HUỐNG 15: CHI PHÍ TIÊU HAO NVL
– Pháp luật kế toán: tiêu hao trên mức bình thường hạch toán vào TK 632
– Pháp luật thuế:
+ Năm 2007 – 2008: DN tự xây dựng
+ Năm 2009- 2012: thông báo CQT thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, bổ sung vào thời điểm nộp QT.
+ Năm 2011: xuất trình khi CQT yêu cầu; Riêng định mức chính – SP chủ yếu thông báo CQT thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, bổ sung vào thời điểm nộp QT.
+ Năm 2012 bổ sung quyền ấn định nếu vi phạm (khẳng định tiền lệ đã áp dụng).
+ Năm 2014 bỏ thông báo CQT; Năm 2015 bỏ xây dựng định mức
– Sai phạm:
+Không thông báo CQT (2009 – 2013); +Không xây dựng định mức (2014).
+Tính vào chi phí được trừ chi phí nguyên vật liệu tiêu hao vượt mức bình thường, nhưng không đảm bảo việc lập chứng từ nhập kho và hạch toán theo đúng quy định; do đó không có hồ sơ, chứng từ chứng minh chi phí nguyên vật liệu vượt mức bình thường; hoặc không lập hóa đơn, khai thuế GTGT bán phế liệu, phế phẩm thu hồi theo quy định
TÌNH HUỐNG 16: TS, HH TỔN THẤT DO NGUYÊN NHÂN BẤT KHẢ KHÁNG
– Pháp luật kế toán: hạch toán vào TK CP
– Pháp luật thuế:
+ Năm 2007 – 2010: không quy định rõ
+ Năm 2011: Văn bản gửi CQT, biên bản kiểm kê, xác nhận UBND cấp xã (năm 2012 bổ sung thêm: ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế) nơi xảy ra sự việc hồ sơ bồi thường, quy trách nhiệm (nếu có); thời gian khi nộp hồ sơ kê khai quyết.
+ Năm 2014 phần giá trị tổn thất được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị DN bảo hiểm hoặc tổ chức, CN khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Năm 2015: bỏ Văn bản gửi CQT.
– Sai phạm:
+ Không thực hiện đúng ĐK về thủ tục (trước 2015).
+ Không có hồ sơ chứng minh cho sự tổn thất (BB kiểm kê..).
+ Thời điểm tính vào chi phí được trừ.
TÌNH HUỐNG 17: HH HƯ HỎNG DO HẾT HẠN SD, THAY ĐỔI QUÁ TRÌNH SINH HÓA TỰ NHIÊN
– Pháp luật kế toán: hạch toán vào TK CP
– Pháp luật thuế:
+Năm 2007 – 2008: được tính trừ, không quy định rõ hồ sơ, thủ tục.
+Năm 2009-2010: không được tính trừ
Năm 2011: được tính trừ trong định mức, kèm theo hồ sơ, thủ tục.
+Năm 2012: được tính trừ (bỏ định mức), kèm theo hồ sơ, thủ tục.
Hồ sơ: Văn bản gửi CQT, Biên bản kiểm kê hồ sơ bồi thường, quy trách nhiệm (nếu có); thời gian khi nộp hồ sơ kê khai quyết
+Năm 2015: bỏ Văn bản gửi CQT.
– Sai phạm:
+ Không thực hiện đúng ĐK về thủ tục (trước 2015).
+ Không có hồ sơ chứng minh tiêu hủy (BB kiểm kê..).
+ Thời điểm tính vào chi phí được trừ (không trích dự phòng).
- Hồ sơ:
- (1) BB KK hàng bị hư hỏng do dn lập, xác định nguyên nhân, g.trị hư hỏng, g.t thu hồi.
- (2) Bảng kê xnt hàng h.hỏng.
- (3) Hồ Sơ bồi thường thiệt hại của bh, trách nhiệm cá nhân
Hồ sơ xác định giá trị hàng hư hỏng lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cqt yêu cầu.
TÌNH HUỐNG 18: GIÁ NHẬP KHO HÀNG BIẾU TẶNG/KHUYẾN MẠI
- Sai phạm:
+ Hạch toán giá vốn sai quy định (không phân biệt trường hợp xác định giá trị hợp lý để hạch toán vào TK khác và trường hợp phân bổ giá vốn hàng nhập kho.
+ Quy định PL thuế?
+ Khấu trừ thuế GTGT không đúng quy định.
TÌNH HUỐNG 19: NHẬN CHIẾT KHẤU, GIẢM GIÁ
Pháp luật kế toán (Thông tư 200/2014/TT-BTC):
– Chiết khấu, giảm giá nhận được sau khi mua hàng phân bổ cho số hàng còn tồn kho và giá vốn hàng đã bán
– Trường hợp CKTM hoặc giảm giá hàng bán nhận được (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm HĐKT về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) sau khi mua hàng thì căn cứ vào tình hình biến động của HH để phân bổ số được hưởng dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất bán trong kỳ
Pháp luật thuế: Bên bán xuất hóa đơn cho bên mua đối vời chiết khấu thương mại.
– Sai phạm:
+ Không phân bổ cho số hàng còn tồn kho mà hạch toán giảm vào giá trị hàng nhập kho theo hóa đơn có giảm trừ.
+ Hạch toán vào TK 711.
+ Không phân bổ giảm giá vốn hàng đã bán.
TÌNH HUỐNG 20: CHÍ PHÍ LÃI VAY VỐN HÓA VAS 16
Đầu tư xây dựng hình thành tscđ (không phân biệt tỷ gía): Lãi vay: 241 => 211
PL THUẾ: TN – lãy vay đầu tư xd được bù trừ (từ 2014) sản xuất tsdd ck trên 12 tháng. Lãi Vay: 627 => 154 => 155
Sai phạm: Không vốn hóa;
DỰ ÁN BĐS (KHÔNG PHÂN BIỆT TG)
Lãi vay : 627 => 154 => 155
Sai phạm: Không vốn hóa;
TÌNH HUỐNG 21: CHÍ PHÍ LÃI VAY GÓP VỐN ĐIỀU LỆ THIẾU
Sai phạm: tính vào cp được trừ phần vốn điều lệ góp thiếu
TÌNH HUỐNG 22: CHÍ PHÍ LÃI VAY TỔ CHỨC TÍN DỤNG
HĐ vay, hồ sơ giải ngân (bao gồm cả hoá đơn bán hàng, hợp đồng bán hàng), chứng từ , chứng từ thu lãi, tài khoản giải ngân, thanh lý hđ,…
Sai phạm: Lập nhiều DN có quan hệ liên kết để làm hồ sơ vay ngân hàng (lập hóa đơn bán cho các DN có quan hệ liên kết với mục đích vay tiền, hoặc giải ngân bằng hợp đồng mua bán sau đó không thực hiện.
TÌNH HUỐNG 23: CHÍ PHÍ LÃI VAY DN
SAI PHẠM: không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn không theo nguyên tắc dồn tích; không đáp ứng đk thanh toán không dùng tiền mặt
TÌNH HUỐNG 24: CHÍ PHÍ LÃI VAY CN
- Khấu trừ 5% thuế tncn khi thanh toán
Lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định.
Sai phạm: chi phí được trừ vượt mức khống chế, không có chứng từ thanh toán hợp pháp; không tính theo nguyên tắc dồn tích
TÌNH HUỐNG 25: CHÍ PHÍ LÃI VAY TỔ CHỨC – CN NƯỚC NGOÀI
TT12/2014/TT-NHNN; TT 09/2014/TT-NHNN
Vay = vnd chỉ áp dụng trong trường hợp vay từ nhà đt trực tiếp nn có nguồn p được chia = vnd từ hoạt động đầu tư tại dn vay/hoặc trường hợp được sự chấp thuận thống đốc nnnn
Sai phạm: không đăng ký với NHNN/HĐ > 1năm; không tính theo nguyên tắc dồn tích.
TÌNH HUỐNG 26: CHÍ PHÍ LÃI VAY TỒN QUỸ TIỀN MẶT NHIỀU
VB 2389/TCT/CS NGÀY 26/7/2013 CỦA TCT
SAI PHẠM: tính chi phí được trừ khoản vay không phục vụ sxkd; góp vốn điều lệ thiếu.
TÌNH HUỐNG 27: CHÍ PHÍ LÃI VAY ĐẦU TƯ VÀO DN KHÁC, LÃY VAY ĐẦU TƯ VÀO DN KHÁC:
TRƯỚC 2014: KHÔNG ĐƯỢC TRỪ;
2014: ĐƯỢC TRỪ VÀO CP CHUYỂN NHƯƠNG VỐN;
2015: ĐƯỢC TRỪ.
SAI PHẠM: KHÔNG TÍNH CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TỪ 2015,…
TÌNH HUỐNG 28: CHÍ PHÍ LÃI VAY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
CP lãi vay phục vụ hoạt động thương mại không vốn hóa (hạch toán TT 635/ không có số dư) không phân bổ cho hàng tồn kho.
Rủi ro: Phân bổ chi phí lãi vay cho hàng tồn kho đối với hoạt động thương mại.
TÌNH HUỐNG 29: CHI PHÍ TÀI CHÍNH (CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ)
– Pháp luật thuế:
Tỷ giá giao dịch thực tế (Thuế: TT 26/2015/TT-BTC): theo TG giao dịch thực tế tại TT 200/2014/TT-BTC như sau:
– Hạch toán DT là TG mua vào của NHTM nơi NNT mở TK.
– Hạch toán chi phí là TG bán ra của NHTM nơi NNT mở TK tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
– Các trường hợp cụ thể khác theo TT 200/2014/TT-BTC & các VB sửa đổi TT 200/2014/TT-BTC.
Sai phạm:
+Xác định sai tỷ giá giao dịch thực tế, tỷ gía ghi sổ.
+Tính vào chi phí được trừ đối với trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế không phải là khoản nợ phải thu.
+ Điều chỉnh giảm TNCT năm trước do đánh giá lại các TK 112,131,.. PS lỗ (trừ nợ phải trả), nhưng năm sau không điều chỉnh tăng TNCT đối với các TK 112,131,.. đã đánh giá năm trước, năm sau phát sinh nghiệp vụ ghi sổ có TK 112, nợ TK 131.
TÌNH HUỐNG 30: PHÂN BỔ CCDC
– Pháp luật thuế: TT 78/2014/TT-BTC: phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm (2012- 2013: 2 năm)
– Pháp luật kế toán: Định kỳ phân bổ theo tiêu thức hợp lý (căn cứ là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển tham gia vào hoạt động SXKD trong từng kỳ kế toán Nợ TK 623, 627, 641, 642,…/Có TK 242) – Điều 47 TT 200/2014/TT-BTC.
Sai phạm:
+ Xác định sai tiêu chí về công cụ dụng cụ.
+ Phân bổ thời gian dài hơn quy định của PL về thuế
+ Phân bổ thời gian ngằn hơn quy định PL về kế toán thuế
+ Hạch tóan sai CCDC tồn kho và đã sử dụng.
TÌNH HUỐNG 31: NGUYÊN GIÁ TSCĐ
– Pháp luật thuế:
QSDĐ lâu dài (không khấu hao) gắn liền với VẬT KIẾN TRÚC: GIÁ TRỊ QUYỀN SDĐ XÁC ĐỊNH THEO H.ĐỒNG PHÙ HỢP VỚI THỊ TRƯỜNG>= GIÁ UBND CẤP TỈNH HOẶC GIÁ UBND CẤP TỈNH (KHÔNG TÁCH RIÊNG)
– Sai phạm:
+ Xác định sai nguyên giá TSCĐ là QSDĐ trong trường hợp không tách riêng được: NG = TỔNG GT- GT VẬT KIẾN TRÚC.
+ Xác định nguyên giá TSCĐ là QSDĐ theo giá thị trường trong trường hợp không có HĐ mua tách riêng.
TÌNH HUỐNG 32: QUẢN LÝ HỒ SƠ TSCĐ/THỜI GIAN BẮT ĐẦU – CHẤM DỨT KHẤU HAO TSCĐ – TT 45/2013/TT-BTC:
– Mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng (gồm BB giao nhận TSCĐ, HĐ, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, ngày của tháng tăng – giảm tscđ
– Sai phạm:
+Tính tròn cho tháng hoặc năm.
+ Khấu hao tính vào CP được trừ TSCĐ không mở sổ theo dõi, lưu trữ chứng từ theo quy định.
TÌNH HUỐNG 33: TSCĐ KHỐNG CHẾ NGUYÊN GIÁ, KHẤU HAO
– Pháp luật thuế:
Quy định bổ sung từ năm 2009: không được tính trừ khấu hao phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới từ ngày 01/01/2009 trở đi (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
– Sai phạm:
+ Chỉ khấu hao theo nguyên giá 1,6 tỷ, từ đó dẫn đến lẽ ra các năm giá trị còn lại của TSCĐ bằng 0 nhưng vẫn tiếp tục khấu hao, hoặc xác định sai giá trị còn lại khi thanh lý.
+ Khấu hao theo nguyên giá thực tế nhưng không điều chỉnh khi khai thuế TNDN theo nguyên giá 1,6 tỷ.
TÌNH HUỐNG 34: TSCĐ KHÔNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Pháp kế toán: QUY ĐỊNH KẾ TOÁN: TẤT CẢ TSCĐ HIỆN CÓ CỦA DN ĐỀU PHẢI KHẤU HAO, TRỪ:
– TSCĐ đã khấu hao hết; khấu hao chưa hết bị mất.
– TSCĐ không thuộc QSH của DN (trừ TSCĐ thuê TC).
– TSCĐ không được QL, theo dõi, HT trong SSKT.
– TSCĐ sử dụng các hoạt động phúc lợi (trừ các TSCĐ phục vụ cho NLĐ: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do DN đầu tư xây dựng).
– TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
– TSCĐ vô hình là QDDĐ đất lâu dài.
- Pháp luật thuế:
LIÊN QUAN HĐKD; TRỪ TSCĐ TẠM DỪNG (< 9 THÁNG THEO THỜI VỤ; < 12 THÁNG ĐỂ SC, DỜI ĐỊA ĐIỂM – TT 78/2014/TT-BTC)
– Sai phạm: Khấu hao TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh nhưng không điều chỉnh khi khai thuế TNDN.
TÌNH HUỐNG 35: TSCĐ KHÔNG CÓ GIẤY TỜ CHỨNG MINH QUYỀN SỞ HỮU
– Pháp luật thuế:
Không được khấu hao TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ thuê mua tài chính); riêng thuê, mượn đất để xây công trình:
Năm 2007 – 2008: xem như tiền thuê trả trước một lần.
Năm 2009-2011: HĐ công chứng, thời gian thuê không thấp hơn thời gian khấu hao, có hóa đơn xây dựng,…
Năm 2012: HĐ (bỏ công chứng và ĐK thời gian), có hóa đơn xây dựng,…
Từ ngày 02/08/2014 trường hợp đất thuộc QSH của DN thì chỉ cần có GCNQSDĐ mang tên DN
– Sai phạm: Khấu hao TSCĐ không đáp ừng ĐK nêu trên trong từng giai đoạn.
TÌNH HUỐNG 36: THÔNG BÁO PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TSCĐ
– Pháp luật thuế:
+DN thông báo với CQT PP trích KH trước khi bắt đầu thực hiện.
+ Khấu hao nhanh không quá 2 lần mức theo đường thẳng để đổi mới công nghệ đối với TSCĐ là MM, TB; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm – có lãi)
- Sai phạm:
+ Không thông báo (chỉ được khấu hao theo PP đường thẳng).
+ Khấu hao nhanh đối với nhà cửa, vật kiến trúc, hoặc trường hợp lỗ.
TÌNH HUỐNG 37: KHẤU HAO TSCĐ LÀ BĐS
Pháp kế toán:
+ BĐS NẮM GIỮ CHỜ TĂNG GIÁ KHÔNG KHẤU HAO ( TT 200/2014/TT-BTC).
+ BĐSĐT CHO THUẾ TRÍCH K. HAO -BAO GỒM T.GIAN NGỪNG CHO THUÊ ( TT 200/2014/TT-BTC).
– Pháp luật thuế: liên quan đến hoạt động kinh doanh.
– Sai phạm:
+ Trích khấu hao BĐS nắm giữ chờ tăng giái
+ Không trích khấu hao thời gian ngừng cho thuê.
+ Trích khấu hao thời gian ngừng cho thuê nhưng không điều chỉnh khi khai thuế TNDN (trừ trường hợp không khai thác hết công suất).
+ Trích khấu hao theo thời gian nhưng phân bổ theo công suất khai thác
TÌNH HUỐNG 38: TSCĐ KHÔNG HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ HỢP PHÁP
– Pháp luật thuế: Phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
– Sai phạm:
+ Mua TSCĐ có người kinh doanh không có hóa đơn.
+ Mua TSCĐ có của người tiêu dùng không có chứng từ thanh toán và lập bảng kê theo quy định.
TÌNH HUỐNG 39: MUA TSCĐ KHÔNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
– Pháp luật thuế: thanh tóan qua ngân hàng đói với trường hợp mua HH,DV theo quy định phải có hóa đơn (từ 02/08/2014)
– Sai phạm: Khấu hao tính vào CP được trừ TSCĐ thanh toán bằng tiền mặt (hóa đơn mua của CSKD phát sinh từ ngày 02/08/2014).
TÌNH HUỐNG 40: CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ
PL THUẾ QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐƯƠC TRỪ
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến HĐ SXKD.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua HH,DV từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xem thêm : Tưng bừng khai trương ThanhBinhAuto 164 Phạm Văn Đồng TPHCM
HH,DV KHÔNG BẮT BUỘC HÓA ĐƠN
Đối tượng áp dụng:
– Hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Đất, đá, cát, sỏi của hộ, CN tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Tài sản, dịch vụ của hộ, CN không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– HH,DV của CN, hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
Chứng từ hợp pháp được tính vào chi phí được trừ:
– Chứng từ thanh toán (không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ; kèm theo:
– Bảng kê thu mua HH,DV mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo TT 78/2014/TT-BTC (do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của DN ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, giá mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua hàng); và
– Chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
Sai phạm:
– CP không liên quan đến HĐ SXKD: CP biếu tặng không phải là khách hàng.
– CP không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp:
+ CP mua HH,DV của người kinh doanh (bao gồm cả trường hợp dưới 200.00 đ/lần), CP lãi vay DN, CP chuyển nhượng vốn, không có hóa đơn đầu vào;
+ CP mua HH,DV của người không kinh doanh không lập bảng kê và chứng từ thanh toán theo quy định/ lập bảng kê không đúng đối tượng (mua nông sản của thương lái)/ lập bảng kê không không theo trình tự thời gian;
+ CP liên quan đến sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn;
+ CP thuê TS của CN không có hóa đơn & chứng từ thanh toán;
+ CP khuyến mại, biếu tặng khách hàng không có hóa đơn đầu ra theo quy định.
+ CP không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; TK bên mua hoặc bên bán không TB với CQT (từ 02/08/2014 đến 14/12/2016
TÌNH HUỐNG 41: CHI PHÍ THUẾ TS CỦA CÁ NHÂN
Sai phạm:
+ Không có HĐ.
+ Không có chứng từ thanh toán.
+ Thỏa thuận nộp thay nhưng không khai nộp thay.
+ Quy định giá cho thuê là giá NET nhưng khi khai thuế không quy đổi.
+ Thuê nhà vừa kinh doanh vừa phục vụ tiêu dùng CN không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
HỒ SƠ – CHỨNG TỪ THUÊ TÀI SẢN CỦA CN TỪ 06/08/2015 (TT 96/2015/TT-BTC)
- HĐ thuê tài sản
- Chứng từ trả tiền thuê tài sản
- Chứng từ nộp thuế thay (nếu có thỏa thuận)
TÌNH HUỐNG 42: THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Sai phạm: (từ 02/08/2014 )
+ Thanh toán bằng séc nhận tiền mặt.
+ TK không TB CQT (từ 02/08/2014 đến 14/02/2016)
+ Vay tiền của DN thanh toán bằng tiền mặt.
+ Các hóa đơn cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu.
TÌNH HUỐNG 43: CHI PHÍ PHẢI TRẢ (TK 335)
– Pháp luật kế toán:
+ Đã phát sinh, nhưng chưa có hóa đơn chứng từ, được ghi nhận là CPSXKD của kỳ báo cáo (khác với dự phòng phải trả)
+ Bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trích trước (lương nghỉ phép) (VAS18: Đây là dự phòng phải trả).
– Pháp luật thuế: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp; liên quan đến hoạt động kinh doanh và thanh toán không dùng tiền mặt.
– Sai phạm:
+ CP đã phát sinh vào kỳ này nhưng đến kỳ sau mới nhận hóa đơn (hóa đơn không ghi thời điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ);
+ Trích trước chi phí kiểm toán;
TÌNH HUỐNG 44: CHI PHÍ PHẢI TRẢ (TK 352)
– Pháp luật kế toán:
+ Được trích lập tại thời điểm lập BCTC theo nguyên tắc thiếu thì bổ sung, dư thì giảm chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán. Riêng dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp nếu dư thì HT vào TN khác
+ Dự phòng phải trả bao gồm cả dự phòng trợ cấp thôi việc, trích trước CP sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (trước TK 335)
+ Dự phòng phải trả được ghi nhận:
./ Chi phí quản lý
./ Chi phí bán hàng (dự phòng bảo hành sản phẩm <= 5% DT)
./ Chi phí sản xuất chung (dự phòng bảo hành công trình xây lắp <= 5% DT).
– Pháp luật thuế:
+Thực hiện theo TT 228/2009/TT-BTC;
+TT 180/2012/TT-BTC:không được tính vào chi phí được trừ đối với khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2012;
+ Không được tính trừ các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
– Sai phạm:
+ DN trích Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2012; hoặc không tính số dư TK Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm vào TN khác cuối năm 2012;
+ DN thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tính CP trợ cấp mất việc, thôi việc từ năm 2009 và CP được trừ;
+ DN tính trừ các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
TÌNH HUỐNG 45: DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN KINH DOANH (TK 229)
– Pháp luật kế toán:
+ Điều kiện: Có bằng chứng chắc chắn giá trị thị trường bị giảm so với giá trị ghi sổ.
+ Tại thời điểm lập BCTC
./ Bổ sung CL thiếu vào CPTC
./ Hoàn nhập CL dư ghi giảm CPTC.
– Pháp luật thuế: Thực hiện theo TT 228/2009/TT-BTC & các văn bản hướng dẫn của BTC;
– Sai phạm:
+ Không có bằng chứng xác định giá trị thị trường đối với việc lập tổn thất tài chính.
+ Không hoàn nhập theo quy định.
TÌNH HUỐNG 46: DỰ PHÒNG ĐẦU TƯ VÀO ĐƠN VỊ KHÁC (TK 229)
– Pháp luật kế toán:
+ Căn cứ:
./ Đầu tư vào công ty me: BCTCHN
./ DN độc lập: BCTC của bên nhận đầu tư
+ Tại thời điểm lập BCTC
./ Bổ sung CL thiếu vào CPTC
./ Hoàn nhập CL dư ghi giảm CPTC.
+ Xóa nợ:theo dõi trong hệ thống quản trị DN; TM trên BCTC; khi đòi được ghi tăng TN Khác
– Pháp luật thuế:
+Thực hiện theo TT 228/2009/TT-BTC & TT 89/2103/TT-BTC;
– Sai phạm:
+ Xác định không đúng số vốn chủ sở hữu thực có;
+ Không hoàn nhập theo quy định.
TÌNH HUỐNG 47: DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI (TK 229)
– Pháp luật kế toán:
+ Căn cứ: thời gian quá hạn của HĐ mua bán ban đầu (không tính đến việc gia hạn nợ).
+ Tại thời điểm lập BCTC
./ Bổ sung CL thiếu vào CPTC
./ Hoàn nhập CL dư ghi giảm CPTC.
+ Điều kiện: Lỗ – có khả năng mất vốn; hoặc suy giảm giá trị đầu tư
– Pháp luật thuế: thực hiện theo TT 228/2009/TT-BTC & các văn bản hướng dẫn của BTC.
Mức trích dự phòng
– Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
– Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì DN dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
– Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, DN tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của DN.
– Sai phạm:
+ Không có hồ sơ xác nhận nợ;
+ Tính vào CP được trừ khoản nợ khó đòi thuộc thu nhập miễn thuế (nợ khó đòi khoản phân phối lợi nhuận sau thuế đã hạch toán vào TK 515 và điều chỉnh vào thu nhập miễn thuế của TK QTT TNDN).
+ Không hoàn nhập theo quy định.
TÌNH HUỐNG 48: DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO (TK 229)
– Pháp luật kế toán:
+ Điều kiện: suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện so với giá gốc
+ Tại thời điểm lập BCTC
./ Bổ sung CL thiếu vào CPTC
./ Hoàn nhập CL dư ghi giảm CPTC.
+ Lập riêng cho từng loại
+ Không lập dự phòng cho HTK:
./ Hàng đã ký HĐ tiêu thụ nhưng chưa giao hàng
./ Có bằng chứng chắc chắn là khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện HĐ
– Pháp luật thuế: thực hiện theo TT 228/2009/TT-BTC & các văn bản hướng dẫn của BTC.
– Sai phạm:
+ Không có bằng chứng xác định giá trị thuần có thể thực hiện được;
+ Thời điểm xác định giá trị thuần có thể thực hiện được không đúng quy định TT 228/2009/TT-BTC (cuối kỳ kế toán)
+ Lập dự phòng đối với trường hợp hàng đã ký HĐ tiêu thụ nhưng chưa giao hàng và có bằng chứng chắc chắn là khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện HĐ;
+ Không lập dự phòng đối với trường hợp hàng đã quá hạn sử dụng, thay đổi quá trình sinh hóa tư nhiên nhưng chưa tiêu hủy;
+ Không hoàn nhập theo quy định.
TÌNH HUỐNG 49: CÔNG TÁC PHÍ
– Sai phạm:
+ Mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhưng không có vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (trường hợp không thu hồi được thẻ lên máy bay thì thay thế bằng văn bản cử người lao động đi công tác).
+ Không đáp ứng ĐK Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm cả trường hợp quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN cho phép người lao động được phép thanh toán khoản mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do CN là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được DN thanh toán lại cho người lao động
HỒ SƠ – CHỨNG TỪ MUA VÉ MÁY BAY QUA WEBSITE TM ĐIỆN TỬ
- Vé máy bay điện tử (khách hàng có thể tự in ra)
- Boarding pass hoặc qđ hoặc vb cử đi công tác (trường hợp không thu hồi được boarding pass)
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (từ 20 triệu trở lên)
Trường hợp thanh toán bằng thẻ NH của CN; kèm theo VB cử đi công tác, Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ cho phép NLĐ thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ NH do CN là chủ thẻ và được DN thanh toán lại.
- Sai phạm:
+ CP công tác không phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ CP công tác không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
+ CP công tác không đáp ứng ĐK chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm cả trường hợp quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN cho phép người lao động được phép thanh toán khoản CP công tác bằng thẻ ngân hàng do CN là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được DN thanh toán lại cho người lao động.
+ CP khoán công tác không có quy chế.
CÔNG TÁC PHÍ
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác
- HÓA ĐƠN – CHỨNG TỪ
- THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TỪ 20 TRIỆU TRỞ LÊN)
Chi khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác
QUY CHẾ TÀI CHÍNH; hoặc QUY CHẾ THƯỞNG.
Trước 2015: theo quy định của BTC đối với cán bộ công chức, viên chức NN.
Từ 2014 (CV 3819/TCT-CS 06/9/2014): Trường hợp thanh toán từ 20 triệu trở lên bằng thẻ NH của CN; kèm theo VB cử đi công tác, Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ cho phép NLĐ thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ NH do CN là chủ thẻ và được DN thanh toán lại.
TÌNH HUỐNG 50: CHI PHÍ PHÚC LỢI
– Sai phạm:
+ CP phúc lợi vượt mức khống chế.
+ DN tính khoản tiền mua BH nhân thọ và TL tháng 13/tiền thưởng vào CP phúc 1 lợi để xác định mức khống chế.
+ CP phúc lợi không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
+ Xác định sai quỹ lương làm căn cứ không chế (tính của phần chi lương năm trước hoặc không tính phần chi lương năm tính thuế được chi vào Quý 1 năm sau)/sai lương BQ (chia 13 tháng).
+ DN hạch toán CP phúc lợi vào quỹ phúc lợi nhưng lại tính vào CP được trừ.
+ Khấu trừ thuế GTGT CP phúc lợi không đúng quy định.
NỘI DUNG CHI
Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác (tất niên, tân niên) cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.
CHỨNG TỪ THANH TOÁN
HÓA ĐƠN PHÙ HỢP VỚI DANH SÁCH LAO ĐỘNG
Khống chế một tháng lương bình quân. (TỔNG QUỸ LƯƠNG/SỐ THÁNG TT HOẠT ĐỘNG)
RIÊNG NĂM 2014: BH tự nguyện đáp ứng ĐK: DN thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động & không nợ tiền bảo hiểm bắt buộc.
Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:
Trung tâm đào tạo NewTrain
Hotline: 098.721.8822
Fanpage: Kế Toán Newtrain – Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế
Email: daotao.newtrain@gmail.com
Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Địa chỉ