Số biệt thự được phép bán, Thủ tướng đã duyệt
Tại buổi họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố, ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vào năm 1998, Thủ tướng đã có cho phép thành phố bán biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước. Tháng 12/1998, Hà Nội có Quyết định 70/1998/QĐ-UB về việc bán biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước.
Bạn đang xem: Hà Nội bán 600 biệt thự cũ: Những ai đã được duyệt mua nhà?
Tuy nhiên, hồi tháng 8/2007, Chính phủ ban hành Nghị quyết 48, yêu cầu Hà Nội và TPHCM dừng việc bán biệt thự và yêu cầu phải xây dựng đề án quản lý biệt thự.
Cuối năm 2008, UBND TP Hà Nội trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 18 về Đề án quản lý quỹ nhà biệt thự, với 970 biệt thự được quản lý, gồm: 207 biệt thự thuộc danh mục không được bán; 599 biệt thự đang bán dở dang và được tiếp tục bán. Ngoài ra, có 164 biệt thự đã bán trọn biển số nhà.
Sau đó, Thủ tướng đã ban hành Văn bản số 1254/TTg-KTN ngày 28/7/2009 thông qua đề án quản lý quỹ nhà quản lý biệt thự của thành phố Hà Nội. “Nghĩa là toàn bộ đề án của TP Hà Nội đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã thông qua” – ông Minh khẳng định.
Không bán rộng rãi
Xem thêm : Top 10 mẫu biệt thự trệt đẹp mê đắm lòng người
Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng cho biết, năm 2012, sau khi rà soát danh mục các biệt thự, Hà Nội bổ sung thêm 1 biệt thự được bán theo Nghị quyết của HĐND TP, nâng tổng số lên 600 nhà.
Tuy nhiên, đối chiếu với hồ sơ quản lý thì 600 biệt thự này lại đan xen về quyền sở hữu. Cụ thể, 600 biệt thự này có 5.686 hộ, tương đương hợp đồng thuê do Công ty TNHH MTV Hà Nội ký hợp đồng thuê trực tiếp với các hộ. Thời điểm này, thành phố đã bán được cho 4.973 hộ.
“Toàn bộ biệt thự được phép bán thì Công ty quản lý nhà và Sở Xây dựng đều bán theo quy định. Hiện còn 713 hộ, tương đương 713 hợp đồng, trong đó, số hợp đồng mua ngôi chính là 563 hộ, mua ngôi phụ là 150 hộ” – ông Minh cho hay.
Lý giải về đề xuất bán nốt 600 căn biệt thự cũ này, ông Minh cho biết, do ở thời điểm hiện tại các hộ có đủ điều kiện mua còn trước đây thì gặp khó khăn về tài chính nên chưa đủ điều kiện mua.
Đặc biệt, theo ông Minh, đối tượng bán là những phần diện tích trong biệt thự đã bố trí cho các hộ gia đình, cán bộ công nhân viên chức được sử dụng, phân phối nhà, cho thuê nhà có hợp đồng với Nhà nước.
“Việc bán biệt thự không phải bán rộng rãi cho tất cả các đối tượng mà chỉ bán cho các đối tượng đang sử dụng ổn định ở đây, có hợp đồng thuê nhà và quyết định phân phối nhà trước đây” – ông Minh khẳng định.
Xem thêm : Thiết kế biệt thự cổ điển
Khi nào được phá dỡ các biệt thự?
Chia sẻ thêm về số lượng nhà biệt thự cũ chưa bán, vị lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện còn 713 hộ vẫn còn đang ký hợp đồng thuê nhà, nằm trong 563 ngôi chính và 150 ngôi phụ.
Về vấn đề quản lý, kiểm soát việc tự ý phá dỡ biệt thự, tại Điều 10 của Quyết định 52/2013/QĐ-UBND do thành phố ban hành đã quy định rõ, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.
Cụ thể, đối với biệt thự nhóm 1, khi phá dỡ, chủ đầu tư phải có phương án xây dựng, đồng thời xin ý kiến chấp thuận của HĐND, UBND TP, phá dỡ xong phải xây lại nguyên trạng, đảm bảo đúng kiến trúc ban đầu.
Biệt thự nhóm 2, khi phá dỡ phải xin ý kiến chấp thuận của UBND TP và Sở Xây dựng. Khi xây lại phải đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.
Biệt thự nhóm 3, chỉ được cấp phép phá dỡ khi được kiểm định chất lượng, xác định là công trình thật nguy hiểm. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt…
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Biệt thự