Rất nhiều người trong chúng ta không theo một trường phái tâm linh hay tín ngưỡng tôn giáo. Một vài người trong chúng ta sử dụng các thuật ngữ khác nhau, mặc dù những thuật ngữ này có tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa thì cũng không khác nhau là mấy. Khi chúng ta nhìn nhận đúng đắn, ta sẽ nhận ra tâm linh và tôn giáo có những điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt giữa cả hai.
- Hoàng Tâm (Người ấy là ai) trước khi thành ông chủ tiệm trà: Sinh ra ở quê nghèo, từng đi phát tờ rơi, làm phục vụ bàn…
- Hoàn thành tác phẩm thống nhất tâm linh và khoa học
- Thông tin chương trình: Chương Trình Huấn Luyện Người Đồng Hành Thiêng Liêng & Hướng Dẫn Linh Thao
- Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát phiên âm tiếng Phạn
- Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
Tâm linh và tôn giáo?
Thực hành tâm linh và niềm tin vào một quyền năng lớn hơn của chúng ta là một phần trong hành trình tâm linh của cá nhân mỗi người. Khi chúng ta lớn lên từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, định nghĩa của chúng ta về tâm linh có thể thay đổi do kinh nghiệm cá nhân của mỗi chúng ta.
Bạn đang xem: 4 KIỂU HÌNH THỨC VÀ THỰC HÀNH TÂM LINH
Khi bạn nghĩ đến thuật ngữ “Tâm linh”. Thuật ngữ này là một khái niệm khá rộng. Tâm Linh có ảnh hưởng rất lớn đối với một cá nhân. Vì vậy chúng ta có thể điều chỉnh và thay đổi thuật ngữ ấy theo niềm tin cá nhân. Nói một cách nôm na, khi chúng ta coi mình là người tin vào sự hiện hữu tồn tại của tâm linh. Khi ấy chúng ta đang thừa nhận một quyền năng lớn hơn. Hoặc một thứ gì đó to lớn hơn chúng ta.
Trải nghiệm chung mà mọi người hay nhắc đến gọi là hơn cả một trải nghiệm thông thường. Hay trải nghiệm thiêng liêng và sự tin tưởng. Tâm linh là một cảm giác bình yên và hợp nhất với tất cả. Về cơ bản, nó là một lối sống buông bỏ thế giới vật chất.
Tâm linh là khác nhau với mỗi người
Định nghĩa cá nhân của riêng bạn về những gì thuộc về tâm linh. Nó có thể sẽ thay đổi khi bạn lớn lên cả về tuổi tác và trí tuệ. Khi bạn trải qua những thăng trầm của cuộc đời, bạn sẽ gặp nhiều kiểu hình thức tâm linh khác nhau. Điều đó có thể ảnh hưởng đến cách bạn định nghĩa thuật ngữ.
Đúng là nhiều người vẫn theo đạo và theo tâm linh. Họ vẫn có niềm tin vào Chúa. Họ lại chọn cách thực hành niềm tin của mình mà không có nơi thờ tự. Như nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo hay giáo đường Do Thái.
Niềm tin vào một sức mạnh cao hơn không có nghĩa là bạn cần phải thực hành niềm tin ấy theo cách truyền thống. Những người khác tìm thấy kết nối của họ với thế giới trong một trải nghiệm cá nhân. Và hoàn toàn khác thông qua nghệ thuật hoặc thông qua thiên nhiên. Định nghĩa của bạn về tâm linh là do bạn lựa chọn khi bạn tiếp tục hành trình tâm linh của mình.
Có bao nhiêu hình thức tâm linh?
Có nhiều hình thức tâm linh hoặc tôn giáo. Tâm linh là một trải nghiệm cá nhân. Việc chúng ta lựa chọn loại hình nào mà chúng ta theo đuổi cũng phụ thuộc vào tính cách.
4 kiểu hình thức tâm linh khác nhau:
Tâm Linh Huyền Học
Tâm linh Huyền Học là về trực giác và linh hồn. Nếu bạn theo con đường tâm linh này, bạn có niềm tin vào mọi thứ được kết nối với nhau. Một sự hợp nhất, thống nhất của các trải nghiệm. Tất cả điều bạn trải nghiệm trên hành trình tâm linh của mình đều vượt qua thế giới vật chất.
Mọi người và mọi thứ là một, và có thể được kết hợp với nhau. Những người đồng nhất với loại tâm linh này tin vào nghiệp quả. Và rằng mọi thứ xảy ra chính xác như nó cần xảy ra hoặc mọi thứ xảy ra đều có lý do. Mọi thứ trong cuộc sống của bạn đều có thể được giải thích. Và đây là thứ kết nối và đan xen tất cả những trải nghiệm của bạn thành một. Mục đích là để tìm thấy sự bình yên bên trong và đạt được chánh niệm hoàn toàn trong đời sống tinh thần của bạn.
Tâm Linh Cá Nhân
Khi bạn theo loại hình thức tâm linh này, bạn tin rằng có một hệ thống đối với thế giới này. Rằng có một người có thẩm quyền và mọi thứ nên được cấu trúc hoặc tuân theo một quy luật nhất định. Nếu bạn có niềm tin tôn giáo thì đây có thể là loại tâm linh mà bạn đang theo.
Đôi khi, những ai tin vào loại hình thức tâm linh này có thể hoặc cũng là những người theo tôn giáo chính thống. Khi bạn là một người theo tôn giáo chính thống. Điều đó có nghĩa là bạn không chấp nhận bất kỳ tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo nào khác. Chỉ có tôn giáo của riêng bạn mới là chân lý. Thật không may, một tôn giáo theo chủ nghĩa chính thống thường gây ra sự căm ghét. Và có thể là cốt lõi của xung đột và khủng bố tôn giáo.
Tâm Linh Tri Thức
Xem thêm : Phân biệt Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức là nền tảng của kiểu hình thức tâm linh này. Nếu bạn theo hình thức tâm linh này, có khả năng bạn thích học, đọc và xem video về các lý thuyết tâm linh. Thường thì ý kiến của bạn sẽ thay đổi khi bạn học hỏi và trưởng thành.
Tâm Linh Phụng Sự
Con đường đời sống tâm linh này khá là phổ biến. Đặc biệt với những người làm công việc đem lại sự hỗ trợ cho người khác. Họ tin rằng sự bình an trong tâm hồn sẽ có được khi giúp đỡ người khác. Họ không mong nhận lại điều gì khi đem những điều tốt đẹp đến cho người khác. Hành động vị tha đó đem đến cho bản thể tâm linh của họ còn nhiều điều hơn vậy.
3 Kiểu hình thức tâm linh phi tôn giáo khác
Yoga
Yoga là một môn tập luyện cổ xưa, ước tính có niên đại 5000 năm tuổi. Nó liên quan đến tâm trí và cơ thể. Nó liên quan đến các tư thế cơ thể di chuyển với nhận thức. Và một loạt các kỹ thuật thở đi kèm. Mục đích là để mở và làm xoa dịu tâm trí thông qua chuyển động. Đó là một loại thiền định động học.
Yoga giúp con người kết nối với chính mình. Những người từng phải vật lộn với chứng nghiện ngập, rối loạn ăn uống, những biến cố đau thương… Họ đã tìm thấy sự bình yên cho bản thân thông qua việc luyện tập. Vì nó kết nối tâm linh, cơ thể và tinh thần. Thậm chí, những người muốn thư giãn vào cuối ngày, bắt đầu buổi sáng của mình một cách tích cực và yên bình. Hoặc những người muốn phục hồi sức khỏe sau quá trình luyện tập cường độ cao. Họ sẽ tìm thấy lợi ích to lớn trong yoga.
Qua nhiều năm kể từ khi ra đời, các yogi (học viên nam) và yoginis (học viên nữ) đã truyền lại kiến thức mạnh mẽ về bộ môn này. Kể từ đó nó đã phát triển một loạt các loại hình yoga khác nhau. Và xu hướng toàn cầu ngày càng mở rộng.
Kết nối với Thiên Nhiên
Thiên nhiên là một cách tâm linh tuyệt vời để hỗ trợ phục hồi. Cho dù bộ não của bạn đang quay cuồng với tiếng ồn và căng thẳng của cuộc sống thành phố. Nếu bạn vừa trải qua một thời gian căng thẳng hoặc đau thương, hòa mình vào thiên nhiên là một cách để phục hồi. Bạn không cần phải là người thích mạo hiểm, đi cắm trại vào mỗi cuối tuần đi bộ đường dài xuyên núi và rừng. Bạn có thể đơn giản là nằm trên một bãi cỏ hấp thụ mùi đất. Hoặc nằm dài trên bãi biển ở đâu đó, làm trẻ hóa làn da của bạn với ánh nắng mặt trời và muối.
Hầu hết mọi người, dù thích mạo hiểm hay không. Họ đều thích ngắm cảnh khi đặt chỗ ở cho một chuyến du lịch hoặc ở nhà. Vì nó giúp kích thích thị giác trong khi tâm trí của bạn giải tỏa.
Tiếp xúc với thiên nhiên không chỉ giúp giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như tức giận, căng thẳng hoặc trầm cảm. Mà còn góp phần vào sức khỏe thể chất của bạn. Một ví dụ điều này, những bệnh nhân được điều trị ở nơi có cửa sổ nhìn ra thiên nhiên sẽ hồi phục nhanh hơn những trường hợp không có.
Thiền định
Nhiều người bị hoảng sợ bởi quá trình yên lặng của tâm trí. Bởi họ đã quen tham gia vào những cuộc trò chuyện liên tục. Và thỉnh thoảng nói chuyện rôm rả trong tâm trí của chính họ. Một số thậm chí còn lo lắng vì “việc đi vào bên trong” nhắc họ quá nhiều về những gì họ đang cố gắng lảng tránh.
Thiền là một kỹ năng tâm linh mà người ta học được thông qua thực hành. Cần có thời gian và thực hành kiên trì để có được sự thoải mái với việc ổn định suy nghĩ của bạn.
Không phải tất cả các kiểu thiền đều theo khuôn mẫu là chặn mọi thứ lại để khiến cho tâm trí tĩnh lặng. “Giám sát mở” là lúc mà bạn tập trung sự chú ý vào mọi thứ xung quanh mình. Nghe tất cả các âm thanh và ngửi tất cả các mùi hương mà không phản ứng.
Thiền Định Chánh Niệm
Đó là tập trung chú ý hay Thiền Định Chánh Niệm. Đó là nơi bạn tập trung sự chú ý vào một đối tượng duy nhất của bản thân trong nội tại. Cho dù đó là chuyển động của hơi thở của bạn hay cảm giác của mặt đất bên dưới bạn.
Vấn đề là phải lưu tâm và hiện diện trong khoảnh khắc đó và để tâm trí tĩnh lặng. Hãy giải tỏa những suy nghĩ và nếu tâm trí lạc lối thì hãy bình yên đưa mình trở lại khoảnh khắc đó mà không phản ứng khắt khe.
Xem thêm : Truyền thuyết về Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Mặc dù có nhiều loại hình thiền định khác nhau. Nhưng thực sự, không có phương pháp nào sai cả. Bạn có thể nằm trên giường yên tĩnh với đôi mắt nhắm nghiền. Hoặc bạn có thể ra ngoài thiên nhiên ngồi trong tư thế kiết già. Nhưng về cơ bản, thiền chỉ là ở trong khoảnh khắc hiện tại và không hơn không kém.
Kết luận về các kiểu hình thức và thực hành tâm linh khác nhau
Tâm linh còn rộng lớn hơn cả thế giới vật chất hay hữu hình mà chúng ta đang sống. Nó liên quan đến mỗi cá nhân trong chúng ta. Đó là trải nghiệm cá nhân được đúc kết từ trải nghiệm của chính mình trong cuộc sống. Tâm linh mang lại một hệ thống để dễ dàng hiểu được cấu trúc dựa trên niềm tin của riêng mỗi người. Nó giúp một người hiểu tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Và đánh giá cao sự thay đổi khi chúng ta trưởng thành và phát triển sự hiểu biết về tâm linh của chúng ta.
Sự hiện hữu tâm linh có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Một số người theo tôn giáo trong khía cạnh của cuộc sống.Thực hành tôn giáo cung cấp một phương pháp hữu hình trong đó chúng ta tích cực ca ngợi hệ thống niềm tin của mình, bất kể nó có thể là gì.
Nhưng đối với một số người, tâm linh không phải là tôn giáo mà theo hướng nghiêng về tự nhiên hơn. Họ thích kết nối với bản thân mình và với thiên nhiên.
Nguồn: https://www.qhhtofficial.com/self-discovery/types-of-spirituality/
Người dịch: Phấn Trần
Bài viết và dịch thuộc quyền sở hữu của Cộng Đồng Reiki Việt Nam. Vui lòng không repost (tự ý copy không ghi nguồn).
Bạn có thể share trực tiếp nếu bạn muốn lan tỏa. Xin cảm ơn bạn!
________________________
Tự hào là đơn vị đầu tiên phổ cập kiến thức chuẩn quốc tế về Việt Nam tới tất cả cộng đồng những người thực hành và quan tâm tới Reiki
Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây :https://www.facebook.com/groups/783522672447896/
Fanpage : https://www.facebook.com/ReikiVietNamOfficial
Đăng ký học Reiki tại đây.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo