3 loại cây gia vị, có tinh dầu nên trồng trong nhà bếp
1. Cây hương thảo
Hương thảo là loại cây nên trồng trong nhà bếp rất được các chị em yêu thích bởi chúng có mùi hương dễ chịu và lan tỏa khắp căn nhà.
Bên cạnh đó, hương thảo cũng có thể được sử dụng làm gia vị nấu nướng và đặc biệt, chúng hạn chế được những loại côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi trong căn bếp của bạn để không gian luôn được sạch sẽ và thơm mát.
Bạn đang xem: 8 loại cây cảnh nên trồng trong nhà bếp vì có khả năng lọc không khí và khử mùi cực tốt
2. Cây húng bạc hà
Húng bạc hà là 1 loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Chúng được sử dụng làm rau sống, ăn kèm với những món chính trong bữa cơm gia đình.
Loại cây này phát triển rất nhanh trong những môi trường ẩm thấp nên bạn có thể đặt gần nguồn nước để chúng luôn xanh tốt và phục vụ tối đa nhu cầu của mọi người.
3. Hành tây
Hành tây là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và chống lại nhiều căn bệnh. Nhưng chưa hết, khi trồng hành tây trong bếp, bạn sẽ thấy công dụng bất ngờ của nó khi có thể hạn chế một số loại vi khuẩn trong không khí.
Hành tây rất dễ trồng, bạn chỉ cần một chiếc cốc thủy tinh chứa nước sạch và để phần rễ của củ hành tây chạm nước. Sau một thời gian, củ hành tây sẽ tự nảy mầm những chồi xanh, non trông vô cùng đẹp mắt. Bạn chỉ cần thay nước thường xuyên cho cây là cây sẽ phát triển đều và ổn định.
Đây là một ý tưởng trang trí cây cảnh trong nhà bếp siêu tiện lợi, vừa rẻ, vừa đẹp lại rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình.
Những loại cây có hương thơm tự nhiên, lọc không khí tốt nên trồng trong nhà bếp
4. Cây oải hương
Xem thêm : Top 10 cửa hàng đá phong thủy uy tín ở Hà Nội đáng tin tưởng
Oải hương là một loại cây thảo, có rất nhiều công dụng. Mùi hương của nó tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu.
Người ta thường kết những cụm hoa oải hương treo lên và phơi khô, khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng được lâu dài. Lá cũng có thể làm tương tự như thế nhưng nó không thơm bằng hoa.
Để oải hương trong bếp sẽ khiến cho căn bếp của bạn luôn thoang thoảng một mùi hương rất dễ chịu.
5. Cây dây nhện (Cỏ lan chi)
Cây có nhiều tác dụng như hấp thu mạnh benzen, formaldehyde, CO và xylene, phát huy tối đa khả năng hấp thu hóa chất độc hại trong da và cao su. Chọn loại cây khử mùi này, bạn có thể trồng trong chậu và treo ở cửa sổ, đặt trên bệ… làm tăng thẩm mỹ cho căn bếp.
6. Cây nha đam
Cây nha đam là một trong số những loại cây nên trồng trong nhà bếp với nhiều công năng độc đáo. Ngoài khả năng làm lành vết thương, đặc biệt là làm mát cực nhanh khi bạn lỡ bị bỏng khi nấu ăn. Cây nha đam còn có khả năng làm sạch không khí hiệu quả, hấp thu benzen và formaldehyde. Nha đam cũng rất dễ trồng, chịu được hạn, không mất nhiều công sức chăm sóc.
7. Cây dương xỉ
Nhiều người nghĩ cây dương xỉ là loại cây dại và nó “vô ích” nhưng thực tế, trang trí cây cảnh trong nhà bếp bằng một chậu dương xỉ nhỏ xinh là một ý tưởng tuyệt vời cho chị em chưa biết nên trồng cây gì trong bếp để đẹp mắt.
Nếu hỏi cây gì hút mùi nhà bếp tốt nhất, chắc chắn dương xỉ phải đứng đầu danh sách bởi khả năng khử mùi khói và khí CO2 độc hại, rác thải. Với những công dụng của dương xỉ, nó vừa được coi là cây khử mùi nhà bếp tốt nhất vừa là loại cây trang trí nhà bếp đẹp nhất.
8. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria. Chúng có lá màu xanh đậm kém thêm các đốm xám với mép lá màu vàng tươi. Cây có nhiều lá vươn cao chỉ khoảng 60 cm nên không hề tốn diện tích trong căn bếp của bạn. Cùng với đó, chúng cũng dễ trồng, ít phải chăm sóc nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả trong việc lọc sạch không khí.
Khoa học đã chứng minh cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ 107 loại độc tố (ngay cả chất formol gây ung thư), đem lại bầu không khí trong sạch cho khu vực nấu nướng của mọi gia đình.
Một số lưu ý khi lựa chọn cây cảnh để trong nhà bếp
– Vì việc nấu nướng thường liên quan đến gas, lửa, khói, khiến cho nơi này là dễ bắt cháy nhất trong căn nhà, để tránh hỏa hoạn, vướng víu, nơi đây không thích hợp với những loại cây cảnh quá lớn, rậm rạp, dây leo. Bạn chỉ nên trồng những cây có kích thước nhỏ nhắn, đặt cách xa bếp nấu và không làm vướng víu tay chân để tránh đổ vỡ.
– Thông thường, phòng bếp sẽ ít khi có cửa sổ. Mặc dù vậy, một số ngôi nhà được thiết kế mà căn bếp sẽ có cửa sổ đón gió, đón nắng thông thoáng. Cách bày trí cây cảnh trong gian bếp sẽ ít nhiều phụ thuộc vào hướng cửa, để đem lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất.
– Hướng Đông đón nắng sớm, khá tốt cho ngôi nhà, nên trồng cây loại nhỏ, đủ ánh sáng để cây phát triển và không bị che mất ánh nắng cho căn phòng.
– Hướng Tây đầy nắng trưa chiều mạnh và gắt, gây nóng và khó chịu, có thể bày trí các loại hoa như hoa Thủy Tiên, hoặc cây lớn tựa Bàng Singapore cản bớt nắng.
– Hướng Nam cần đặt những cây chiêu lộc, giữ tài, giảm bớt xu hướng tiêu tiền, hoang phí tài sản của gia đình như cây Trầu Bà, Phú Quý, …
– Cây tại hướng Bắc nên là cây có màu rực rỡ, ấm nóng để tăng sức sống cho căn phòng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phong Thủy