Ngày 10/3, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 – 2023.
- 156 bất động sản liên quan Vạn Thịnh Phát mà Công an TP HCM xác minh gồm những dự án nào?
- Kinh doanh bất động sản 4.0 – Những thay đổi rõ rệt bởi dấu ấn công nghệ
- Thị trường bất động sản năm 2022: “Một năm khó khăn toàn diện”
- Thị trường bất động sản năm 2022: Cung giảm, giao dịch thành công tăng
- Những dự án 'bánh vẽ' của Công ty BĐS Nhật Nam
Theo đó, Hội đồng bình chọn vinh danh 10 thương hiệu dẫn đầu, đó là Vinhomes, Sun Property, Masterise Homes, Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Ecopark, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Dojiland, T&T Group, Hưng Thịnh Land, Tập đoàn Geleximco, Tập đoàn Bất động sản Bcons.
Bạn đang xem: Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam
Hạng mục Top 10 nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2023 bao gồm các đơn vị: Công ty Cổ phần bất động sản BIM, Sunshine Group, Công ty Cổ phần Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành – Meyland, Công ty TNHH KN Cam Ranh, Công ty Cổ phần Tập đoàn MIKGroup Việt Nam, Flamingo Holding Group, Tập đoàn Gotec Land, Tập đoàn Bất động sản An Gia, Công ty Cổ phần Địa ốc Thăng Long, Danko Group.
Xem thêm : Bảng Giá Dự Án Căn Hộ Wilton Tower Năm 2023
Đa số các chuyên gia phát biểu tại diễn đàn đều chung nhận định, năm 2022 là một năm vô vàn khó khăn đối với thị trường bất động sản, thậm chí là khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn xuất hiện đại dịch COVID-19. Trong đó, có hai vướng mắc chính đang đẩy các doanh nghiệp địa ốc rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan” là tắc nghẽn dòng vốn và pháp lý chồng chéo, nhiều bất cập.
“Những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay được gói gọi trong bốn chữ “tài chính, pháp lý”. Cụ thể, có đến 65% khó khăn về mặt pháp lý và 20% liên quan đến nguồn vốn.
Song, kể cả 20% khó khăn liên quan đến dòng vốn cũng bắt nguồn từ pháp lý. Nói cách khác, những vướng mắc về pháp lý là nguồn cơn dẫn đến nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng”, TS Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu.
Xem thêm : Saigon Town
TS. Vũ Tiến Lộc nói thêm, thị trường bất động sản có khả năng lan toả, dẫn dắt và tác động đến hơn 40 ngành nghề khác. Tuy nhiên, năm 2022 thị trường bất động sản đã phải chứng kiến sự suy giảm mạnh, cộng đồng doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng đến 40%.
Nhận thấy được tình trạng khó khăn trên thị trường hiện nay, Chính phủ, Quốc Hội cũng đang cố gắng tháo gỡ những bất cập về pháp lý.
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức bủa vây, năm 2022 vẫn ghi dấu những doanh nghiệp chủ động tìm cơ hội, nỗ lực vượt khó để tiếp tục duy trì và khẳng định uy tín của thương hiệu, trách nhiệm với cộng đồng.
Dù kết quả không được vẹn tròn như những năm trước nhưng nhờ sự tích cực và linh hoạt trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh cùng tư duy phát triển dài hạn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tận dụng được thời cơ để tái cơ cấu, chuyển mình, thích ứng với những biến động của thời cuộc.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Bất động sản