I. PHÁP DUYÊN TU TẬP
Kính thưa quý đạo hữu! Đây là pháp hội tâm linh, chỉ có năng lực của Pháp, mới giúp cho chúng sinh, trong cõi tâm linh giác ngộ. Thái tử Tất Đạt Đa nhờ đắc PHÁP mà thành Phật, nên Pháp có năng lực to lớn vi diệu. Ví như, cũng một câu chữ, Đức Phật nói ra cho chúng sinh nghe, thì chúng sinh có thể chứng đắc giải thoát ngay sau khi nghe, nhưng cũng với câu chữ đó, chúng ta nói cho mọi người nghe, thì chẳng có người nào đắc quả, mà đôi khi chúng ta dùng tâm ngã mạn mà nói, sẽ khiến chúng sinh phiền não thêm. Nên năng lực của PHÁP là năng lực quyết định, trong buổi lễ tâm linh.
Vì vậy các Phật tử cần nhớ, chúng ta chỉ đi làm lễ, khi chúng ta đã đúng với pháp lục hòa. Khi chúng ta đã thực hành đúng pháp lục hòa, thì trong buổi lễ, những câu kinh, lời khai thị… khi chúng ta đọc ra, sẽ nhờ năng lực của pháp lục hòa, mà khiến cho các chúng từ cõi người đến cõi tâm linh, có thể hiểu, có thể giác ngộ và chính chúng ta, có thể sẽ được giác ngộ ra phần nào đó ngay trong buổi lễ.
Bạn đang xem: Kiến thức cơ bản cần biết trước khi tham gia các đàn lễ tâm linh để có được lợi ích
Khi tham gia khóa lễ, là khi chúng ta thực hành công hạnh Bồ Đề “Chuyển Tải Phật Pháp”, nên chúng ta phải “CHUYỂN” được pháp lục hòa tới pháp hội, để cho chúng sinh kết duyên với pháp. Nếu chúng ta không làm đúng pháp lục hòa, thì chúng ta sẽ “CHUYỂN” cái “PHÁP BẢN NGÔ đến pháp hội, điều này chẳng làm lợi ích cho chúng sinh, mà còn tạo thêm nghiệp chướng cho chúng ta.
Các Phật tử trước khi đi tác lễ phận sự, cần thực hành pháp lục hòa, qua việc bạch thỉnh tại Ban Điều Hành Nghi lễ Câu lạc bộ Cúc Vàng.
Xem thêm : Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng tinh thần đối với người Việt
Phật tử không biến mình thành ông thầy cúng, mà rõ biết đây là một pháp duyên cho mình tu tập pháp lục hòa và nương năng lực của pháp lục hòa, để chuyển tải Phật Pháp đến cho chúng sinh.
II. LỢI ÍCH CỦA PHÁP HỘI
Kính thưa quý đạo hữu, là người đệ tử Phật luôn hướng tới lợi ích cho mình và cho chúng sinh, bằng cách sách tấn, trợ duyên cho nhau gieo trồng các nhân thiện, để được hưởng quả phúc an lạc. Đối với các việc cúng lễ tâm linh, các Phật tử nên tìm hiểu về cách tu tập trong đàn lễ và kết quả lợi ích của đàn lễ.a) Lợi ích tu tập cho gia đình tín chủ– Gia đình thực hành tu tâm hiếu, nghĩa: Làm các việc đúng lời Phật dạy, cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc cho người mất, đem đến lợi ích cho người mất.- Gia đình thực hành tu tâm từ bi: hiến cúng vật thực trong đàn lễ cúng thí thực, đến cho chúng sinh trong cõi ngạ quỷ (vong linh, cô hồn). Cứu mạng chúng sinh (phóng sinh).- Gia đình thực hành công đức, giác ngộ cho mình và tăng duyên giác ngộ cho người mất, cho chúng sinh, qua việc lễ bái, tụng kinh, khai thị.b) Lợi ích nhân quả phước báu cho gia đình tín chủ:– Tăng trưởng tâm biết ơn, hiếu nghĩa, nhiều kiếp về sau, được cha mẹ chăm lo, mọi người giúp đỡ. Hiện tại hồi hướng công đức cho con cháu, để được ngoan hiền, ơn nghĩa.- Cúng thí thực: sinh ra công đức, được người giúp đỡ, lúc cơ nhỡ khó khăn, được phước phần về đồ ăn uống.- Lễ phóng sinh: sinh ra công đức, tiêu trừ các ác nạn về giam cầm, trói buộc, sức khỏe, bệnh tật, tai nạn, thọ mạng được kéo dài.- Làm đàn lễ cúng, đúng theo lời Phật dạy: sinh ra các công đức phước báu thiện lành, khiến hiện tại gia đình tăng duyên hạnh phúc và lợi ích cho các kiếp sau.c) Lợi ích tu tập cho Phật tử– Phật tử tu tâm từ bi, bình đẳng coi cha mẹ, người thân của người khác đã quá vãng, như cha mẹ người thân của mình. Thương tưởng chúng sinh đói khổ trong cõi ngạ quỷ (vong linh, cô hồn).- Thông qua đàn lễ của gia đình, được duyên tác lễ, cúng vật thực cho chúng sinh trong cõi ngạ quỷ (vong linh, cô hồn).- Tụng kinh, kết duyên cho chúng sinh trong cõi ngạ quỷ (vong linh, cô hồn) với Tam Bảo. Kết duyên cho chúng sinh với pháp lục hòa, với hạnh nguyện Bồ Đề, với lời Đức Phật dạy, thông qua các bài kinh tụng trong khóa lễ.- Tất cả các công đức trên, là nhân duyên hội đủ, để cho các chúng sinh trong cõi ngạ quỷ (vong linh, cô hồn), có duyên với đàn lễ, được kết duyên với pháp hội tu tập sáu pháp hòa kính. Đó là nhân duyên cho chúng tu theo Phật Pháp, là nhân duyên cho chúng tu hành cầu Vô Thượng Bồ Đề, trong các kiếp về sau.- Các việc làm này, thuộc công hạnh Bồ Đề: “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh: Chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”.
III. Quán Pháp – Tâm linh
Trước khi làm lễ, quán chiếu Vô Ngã:Trong kinh Từ Bi Thủy Sám, ngài Ngộ Đạt quốc sư, khi được vua cúng dường cho tòa trầm hương để ngồi thuyết pháp, Ngài khởi tâm ngã mạn về “ta” (ngã). Niệm tâm khởi ngã mạn này, được sinh ra từ việc chấp công thuyết Pháp, chấp danh quốc sư. Ngài khởi tâm rằng, Ta xứng đáng được cúng dường tòa trầm hương để ngồi thuyết Pháp, vì khởi tâm ngã mạn về “ta” như vậy, nên đã tạo thành nhân duyên cho oan gia trái chủ, là vong hồn Tiều Thố báo oán, biến thành chiếc mụn ghẻ hình mặt người trên đầu gối chân của ngài Ngộ Đạt, làm ngài Ngộ Đạt đau đớn khủng khiếp, rớt khỏi tòa trầm hương thuyết pháp và về sau ngài phải nương nhờ pháp sám hối và được Bồ Tát cứu giúp. Vong hồn Tiều Thố báo oán Ngài Ngộ Đạt, là do 9 kiếp về trước, ngài Ngộ Đạt là quan, đã sử oan chém đầu Tiều Thố, nên kiếp này khi ngài Ngộ Đạt khởi tâm ngã mạn, nên vong hồn Tiều Thố, đủ duyên báo oán ngài Ngộ Đạt.
Để tránh tâm ngã mạn, Phật tử trước khi làm lễ, cần tư duy kiểm tra các sự, các việc để an trú trong niệm vô ngã, qua ba yếu tố duyên hợp sau: một là việc làm đúng lời Phật dạy, do công đức tu tập của chư Tăng, pháp hội này có được là do duyên của Tam Bảo, của chư Tăng mà có. Nhờ duyên của Tam Bảo, của chư Tăng, mà mình mới có được duyên tu tập công đức này. Nên chẳng có gì là ta, là của ta; Hai là: nghi thức tu tập này đã được soạn ra, theo lời Đức Phật dạy. Do người khác biên soạn theo nghi lễ Phật giáo. Nhờ đó, mình tích tập được công đức chuyển tải Phật Pháp. Nên chẳng có gì là ta, là của ta; Ba là nhân duyên có được pháp hội này, là do công đức tu tập lục hòa của các Phật tử trong Câu lạc bộ. Do các Phật tử trong ban cán sự câu lạc bộ, đạo tràng, mới tạo được duyên này cho mình làm phận sự, để cho mình có được công đức lục hòa, để cho mình tích tập công đức nương tựa và hạnh vâng lời. Nên chẳng có gì là ta, là của ta.
Xem thêm : Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Lớn Hơn?
Trong khi làm lễ: Phật tử cần giữ tâm thanh tịnh, không khởi tâm mình độ được cho vong linh, nên an trú tâm trong niệm nương tựa Tam Bảo, nương tựa pháp lục hòa, mong vong linh được nương tựa Tam Bảo, nương tựa pháp lục hòa.
Sau khi làm lễ: Khởi tâm biết ơn. Nương đức tu hành phạm hạnh của chư Tăng, nương vào sự tu tập lục hòa của các Phật tử trong Câu lạc bộ, mà mình được làm phận sự công đức. Nhờ đức của chư Tăng, nương năng lực của pháp lục hòa, mà các chúng ngạ quỷ (vong linh, cô hồn) được lợi ích. Nhờ đức của chư Tăng, mà mình được thực hành pháp lục hòa, mình tích tập được các công đức, khiến cho mình và gia đình cùng chúng sinh được lợi ích chuyển hóa khổ đau, dần được hạnh phúc.
Quán chiếu và thực hành đúng như hướng dẫn trên, có các lợi ích sau: Có được công đức bố thí Ba-la-mật, làm lợi ích chúng sinh; có được công đức pháp vô lậu, nhờ quán chiếu thực hành vô ngã (lục hòa); không bị vong linh theo về từ các đàn lễ; giúp cho vong linh kết duyên với Pháp Phật (vô ngã, lục hòa, bố thí Ba-la-mật); lợi ích cho người sống và người chết. Tăng thượng trí và tăng thượng tâm.
IV. LƯU Ý
– Đôi khi Phật tử đi làm lễ, chấp vào nghi lễ, chấp vào văn từ, sinh ra thất niệm, nghĩ mình giỏi, làm lễ được, không cần chư Tăng hoặc mình làm lễ cũng như chư Tăng hoặc mình làm lễ hay hơn chư Tăng. Như vậy sẽ bị sa đọa.- Đức Phật dạy: Một niệm quy y, cung kính Tam Bảo, cả đời không thay đổi, chuyên nhất tâm, công đức đó, khiến sau khi chết, không đọa ba đường ác, trừ người mắc trọng tội ngũ nghịch: giết cha; giết mẹ; giết A-la-hán; làm thân Phật chảy máu; phá hòa hợp Tăng.Vậy nên Phật tử cần biết rõ các điều sau:– Biết rõ, chỉ có tạo phúc cúng dường Tam Bảo, cúng dường tới Tăng đoàn phạm hạnh, từ năng lực tu tập của Tăng đoàn, thì mới sinh ra phúc báu và hồi hướng phúc báu đó đến cho người mất, thì mới đem đến lợi ích cho người mất và gia đình.- Biết rõ việc làm lễ của mình, không thể so sánh với chư Tăng. Chư Tăng có năng lực lục hòa, là năng lực lục hòa của sự thực hành chuyên nhất, đối với chánh kiến giải thoát, qua sự viễn ly, đoạn tận các dục; Năng lực lục hòa của sự thực hành giới giải thoát. Còn năng lực lục hòa của Phật tử, còn hạn chế bởi sự thực hành chánh kiến giải thoát. Phật tử còn sở hữu tài vật, quyến thuộc, nên còn ái nhiễm của tôi và tôi; còn hạn chế bởi sự thực hành giới, chỉ là giới của người Phật tử tại gia.- Phật tử hãy hiểu, nhớ chánh niệm, trong niệm tôn kính Tam Bảo, tôn kính chúng Tăng, để giữ gìn phúc báu của chính mình.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo