Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian” là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quan Thế Âm Bồ Tát từ xưa đến nay luôn được nhắc đến như một vị Phật đại diện cho tấm lòng từ bi hỷ xả. Ngài che chở, bảo hộ chúng sinh vượt qua gian nan, khốn khổ.
Thờ phượng Ngài đã lâu nhưng liệu quý Phật tử có biết rốt cuộc Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Ngài xuất thân thế nào?…Mời quý vị cùng theo chân BUDDHIST ART để cùng nhau trả lời các câu hỏi về Quan Thế Âm Bồ Tát. Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu về cuộc đời của vị Bồ tát đầy lòng từ bi này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Tiểu sử cuộc đời của ngài
1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
Theo kinh A Di Dà, Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, được đặt danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát:
- Đại bị tức là lòng thương người bao la, rộng lớn.
- Quán nghĩa là xem xét, quán xét
- Thế là cõi thế gian
- Âm là lời cầu nguyện
Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát
Danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát chính là diễn tả những đức tính thương người, luôn lắng nghe những lời cầu cứu, cứu độ chính sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hàng năm, nhiều ngôi chùa thường tổ chức lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát vào các ngày:
- 19 tháng 2: lễ giáng sanh
- 19 tháng 6: lễ thành đạo
- 19 tháng 9: lễ xuất gia
2. Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát gắn liền với câu chuyện về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.
Tượng Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát
2.1. Quan Âm Thị Kính
Mẹ Quan Thế Âm trải qua rất nhiều nhân dạng để phổ độ chúng sinh. Vào kiếp thứ 10, Ngài đầu thai thành Thị Kính, tiểu thư nhà họ Mãng ở Cao Ly ( thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay). Được giáo huấn trong gia đình có truyền thống gia phong, Thị Kính vừa tài sắc vẹn toàn, vừa thảo hiền với mẹ cha. Khi lớn lên, nàng được gả cho Thiện Sĩ, một nho sinh nhà họ Sùng trong vùng.
Tượng mẹ quan thế âm bồ tát
Về làm dâu, Thị Kính vẫn hết mực kính trọng cha mẹ chồng, giữ đạo dâu con trong nhà. Một ngày nọ, khi đang may vá nàng thấy chồng mình ngủ thiếp đi khi đang đọc sách. Thấy trên cằm chồng có sợi râu, sẵn tay nàng dùng con dao nhíp cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc, thấy vợ mình đang cầm dao gần cổ bèn la lên vì nghĩ Thị Kính đang cố sát mình.
Dù đã phân trần với cả gia đình chồng, nhưng dưới sức ép của ông bà Sùng Thiện Sĩ đã đuổi vợ mình ra khỏi nhà. Rời khỏi gia đình chồng, Thị Kính xuất gia quy y cửa Phật. Bà cải trang thành nam và trốn vào chùa xin tu, lấy Pháp danh là Kính Tâm.
Ảnh mẹ quan thế âm
Tướng mạo vốn xinh đẹp, sau khi cải trang thành nam có rất nhiều tín nữ đến chùa để ý. Trong số đó có Thị Mầu, là con gái nhà bá hộ trong vùng. Tính vốn phóng khoáng, Thị Mầu đã nhiều lần tìm cách tiếp cận để trêu ghẹo Kính Tâm nhưng đều nhận được sự từ chối. Ít lâu sau, Thị Mầu có thai với người đầy tớ trong nhà. Thai ngày một lớn dần, Thị Mầu bị bắt ra làng để tra hỏi. Trong lúc hoảng loạn, Thị Mầu khai bừa Kính Tâm chính là cha của thai nhi. Dù kêu oan, nhưng do không thể tiết lộ thân phận giả nam của mình nên Kính Tâm đã phải rời khỏi chùa. Lại nói về Thị Mầu, sau đó hạ sinh được một bé trai và đem đến gửi nhờ Kính Tâm nuôi dưỡng.
Vốn thương người, Kính Tâm nhận nuôi đứa trẻ. Thời gian trôi nhanh đến khi đứa bé lên 3 cũng là lúc Kính Tâm bị bạo bệnh. Biết mình không qua khỏi, Kính Tâm đã viết lại tâm thư gửi đến cha mẹ kể lại sự tình. Sau khi Kính Tâm qua đời, mọi người mới rõ nỗi oan khiên trên của Kính Tâm và cho lập đàn cầu đảo.
2.2. Quan Âm Diệu Thiện
Xem thêm : Hỗ trợ cảm xúc, tinh thần và tâm linh | NỤ CƯỜI TRÁI TIM
Chuyện kể rằng Diệu Thiện là người con gái thứ ba của một vị vua. Dù sống trong nhung lụa giàu sang, nhưng khác với hai người chị lớn, công chúa luôn dành sự quan tâm của mình đến những người nghèo khổ khó khăn, chú tâm vào Phật Pháp.
Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát
Đến tuổi trưởng thành, khi biết vua cha có ý gả chồng, công chúa đã quỳ xin được xuất gia. Dù đã dùng nhiều cách thuyết phục nhưng vua cha vẫn không thay đổi được suy nghĩ của Diệu Thiện. Nhà vua vờ đồng ý cho công chúa được xuất gia, đồng thời ra lệnh cho vị sư trụ trì tìm mọi cách để thuyết phục công chúa hoàn tục. Dù vậy trong thời gian tu tập tại chùa, công chúa được tạo điều kiện tốt để tu học về Phật Pháp.
Biết chuyện, nhà vua vô cùng tức giận, sai binh lính đến đốt chùa. Trong trận hỏa hoạn, Ni Cô Diệu Thiện đã chắp tay lại thành hình búp sen, thành tâm cầu nguyện chư Phật cùng các chư Bồ tát. Bất ngờ thay, trời chuyển mây tạo mưa lớn dập tắt cơn hỏa hoạn.
Ảnh Mẹ quan âm bồ tát
Nhà vua ra lệnh bắt lấy Ni Cô Diệu Thiện và hạ lệnh xử trảm. Khi đao phủ chuẩn bị cầm đao thì bỗng xuất hiện một con hổ trắng xông vào và cõng Ni Cô mang đi.
Trong cơn mơ, Ni Cô Diệu Thiện thấy hổ trắng đã cõng mình xuống Diêm phủ. Tại đây Ngài đã gặp rất nhiều hình phạt dành cho các tội nhân mắc phải khi còn sống. Ni Cô đã chắp tay phát nguyện cứu độ cho mọi loài đang chịu những hình phạt thảm khốc. Sau khi tỉnh giấc, Ni Cô tiếp tục tu hành đắc đạo và phổ độ chúng sinh.
=> Xem thêm: 150+ Mẫu Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Đẹp
3. Quan thế âm bồ tát là nam hay nữ
Mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Hình tượng của Người chỉ là hình ảnh thị hiện chứ không phải là Phật thân của người.
Trong thời phong kiến, mọi quyền hành đều nằm trong tay nam giới nhưng không phải là không có những nữ lưu đủ khả năng lung lạc và điều khiển sự suy thịnh của một đất nước.
Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Vì thế Quan Âm Bồ Tát tùy duyên hóa độ, hiện người nữ nhằm chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc. Từ đó mà thế gian tạc tượng người theo thị hiện này.
Video sự tích về Phật bà Quan Âm
4. Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không?
Kinh điển Nguyên Thủy không hề có sự thừa nhận nào cho sự tồn tại của Quan Thế Âm Bồ Tát. Quan Âm Bồ Tát chỉ tồn tại trong hệ thống giáo lý kinh điển của Đại Thừa. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không thì là có.
5. Quan Thế Âm Bồ Tát có phải là Phật không?
Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni có ghi lại, Đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Trong vô lượng kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai,… Nhưng vì hạnh nguyện Đại Bi và muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các vị Bồ Tát và mang đến hạnh phúc thực sự cho chúng sanh nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm và trụ ở cõi Ta Bà, đồng thời Ngài cũng làm thị giả cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc”.
Xem thêm : Sự tích Bồ tát Địa Tạng
Quan Âm Bồ Tát có phải là phật không?
6. Quan Thế âm hay Quán Thế Âm?
Quán Âm hay Quan Âm đều là cách gọi khác nhau của 觀音 (lược xưng của 觀世音, trong Phạn ngữ là Avalokitesvara). Chữ 觀 (Guan) ở đây có hai âm là Quan và Quán. Với Quan là xem, nhìn và quan sát. Còn Quán là sự xem xét kỹ lưỡng, quan sát tường tận. Quan là nghe, nhìn bình thường của giác quan con người. Còn Quán thiên về tuệ giác, thấy được rõ bản chất của Pháp. Quán Thế Âm là lắng nghe mọi khổ đau của chúng sinh trong thế gian để cứu độ.
Do đó, dù là Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm thì đều là danh xưng của Bồ Tát. Tuy nhiên, xét theo ngữ nghĩa thì Quán Thế Âm hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn.
=>Tham khảo: 50+ Mẫu Tượng Phật A Di Đà Đẹp
7. Quán Thế Âm Bồ Tát là người nước nào?
Bồ Tát Quán Thế Âm thường xuất hiện và được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa. Là biểu tượng của lòng từ bi hỷ ái. Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm xuất hiện. Vì phải có một hình tượng cụ thể thì chúng sinh mới có thể chiêm bái, lễ nguyện được.
Do đó, có thể nói rằng Quán Thế Âm Bồ Tát có thể là người Trung Hoa, có thể là người Ấn Độ, cũng có thể là người Tây Tạng Nepal,…Không hề có một đất nước cụ thể cũng không hề có một con người cụ thể. Để có thể cứu độ sự đau khổ của chúng sinh, mà lúc ấy thân tướng nào là phù hợp thì Ngài sẽ thị hiện thành.
8. Có bao nhiêu mẹ Quan Âm?
Ngoài hình tướng mà chúng ta thường thấy thì mẹ Quan Âm còn có 32 hình tượng khác. Quý Phật tử sẽ biết được có bao nhiêu mẹ Quan Âm thông qua 33 hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Có bao nhiêu mẹ Quan Âm?
- Dương Liễu Quán Âm: hay còn được gọi là Dược Vương Quán Âm, Ngài được biết đến là hình tượng Phật với hạnh nguyên là bạt trừ cứu độ những bệnh khổ của nhân loại. Vì chúng sanh trong nhân gian quá nhiều khổ đau về thân nên Ngài cầm nhành dương liễu mềm mại để giúp họ vượt qua.
- Long Đầu Quán Âm: Ngài gắn với hình ảnh Đức Quan Âm ngồi trên lưng rồng. Chúng ta đều biết trong các loài thú, Rồng là vua, là tượng trưng cho quyền uy cũng như uy lực của Quan Âm Bồ Tát. Ngài xuất hiện trong hình tượng ngồi kiết già trên mình rồng để thuyết pháp cho nhân loại, cho chúng sinh.
- Trì Kinh Quán Âm: hay còn được gọi là Thanh Văn Quán Âm. Ở đây, Thanh Văn mang nghĩa là nghe Phật thuyết pháp để giác ngộ để rồi từ đó xuất gia tu tập dưới chân Đức Phật.
- Viên Quang Quán Âm: Hình ảnh Quan Âm Bồ Tát với tấm lòng từ bi hỷ ái, thể hiện ra với ánh sáng quang minh bao quanh thân. Thân Ngài là sự thể hiện rõ về ánh sáng thanh tịnh không bị vướng chàm vết nhơ.
- Du Hý Quán Âm: Đây là hình ảnh thể hiện cho việc giáo hóa chúng sinh của Đức Quan Âm. Không câu nệ về thời gian hay địa điểm, thể hiện một hình tướng du hý tự tại.
- Bạch Y Quán Thế Âm: hay còn là Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Trong hình tượng này, Quan Âm Bồ Tát thân mặc bạch y, ngồi trong tư thế kiết già trên hoa sen trắng, đầu đội khăn. Tay trái Ngài cầm hoa sen, tay phải Ngài kết giữ nguyện ấn. Hình tượng này thể hiện cho sự thanh tịnh.
- Liên Ngọa Quán Âm: đây là hình ảnh Quan Thế Âm ứng hiện tọa ngọa trên lá sen. Là hiện thân Tiểu Vương trong phẩm Phổ Môn. Thể hiện cho thân Tiểu Vương tôn quý ngồi trên lá sen. Trong hình tướng này, Đức Quan Âm ngồi kiết già hiệp chưởng, đầu Ngài đội mão hoa, tướng mạo nhu hòa, cổ đeo anh lạc, thân mặc thiên y, ánh nhìn từ bi nhìn về chúng sinh.
- Lang Kiến Quán Âm: hay Phi Bộc Quán Âm. Ở trong dáng hình này, Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi nhìn dòng thác, tâm tư, tinh thần Ngài như dòng nước. Tuy rằng nước là thứ mềm mại nhưng mọi người vẫn biết “nước chảy đá mòn”, nước từ nơi thác cao chảy xuống lớn nhỏ như thế nào cũng thành sâu rộng.
- Thí Dược Quan Âm: Đức Quan Âm không chỉ là vị trị bệnh khổ thân tâm cho chúng sinh khắp cõi mà còn là vị Phật ban bố lương dược cho chúng sinh. Hình ảnh Ngài nhìn hoa sen thương cảm cho chúng sinh vướng nhiều đau khổ.
- Ngư Lam Quán Âm: Đây là hình ảnh Quan Âm Bồ Tát tay cầm giỏ cá cùng nhánh lá. Hình tượng này của Ngài gắn liền với một điển tích. Ngài nhận thấy dòng sông không có cầu, người qua sông thường hay bị ngã. Do đó, Ngài hóa thân thành mỹ nữ bán cá và Ngài đặt ra điều kiện rằng ai mà có nhiều tiền ném trúng vào giỏ cá thì sẽ lấy người đó làm chồng, nếu không trúng thì phải bỏ ra khoảng tiền để xây cầu. Cuối cùng, chẳng ai ném trúng cả.
- Đức Vương Quán Âm: Phổ Môn ghi rõ rằng: “người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp”. Phạm Vương là vị chủ của cõi trời sắc giới, Ngài có công đức nên được gọi là Đức Vương. Ngài xuất hiện trong hình dáng đầu đội bảo quan, tay phải cầm nhành lá, tay trái để trên đầu gối tạo nên cảm giác an nhiên, tự tại.
- Thủy Nguyệt Quán Âm: ở đây có nghĩa là Thủy Cát Tường Quán Thế Âm. Ngài với sự nhất tâm quán thủy tướng, nhập thủy định. Trong tư thế ngồi kiết già trên hoa sen nổi nơi biển lớn, tay trái Ngài cầm hoa sen, tay phải kết thí vô úy ấn, lòng bàn tay chảy xuống một dòng nước hình mặt trăng, và đây được gọi là Thủy Nguyệt Quán Âm.
- Nhất Diệp Quán Âm: hình ảnh Bồ Tát hiện nổi trên mặt nước, Ngài ngắm nhìn nước, tâm hướng đến vạn nơi tối tăm. Người ta quan niệm khi bị nước cuốn trôi chỉ cần niệm danh xưng Ngài thì sẽ được ngài phù hộ đến được chỗ cạn.
- Thanh Cảnh Quán Âm: chuyện xưa kể lại có các vị thần vì muốn lấy Cam Lộ nên đã khuấy động nhũ hải nhưng sau đó lại phát hiện trong biển có độc. Vì vậy, Quán Thế Âm Bồ Tát vì sợ chúng sinh bị thuốc độc làm hại đã phát tâm uống hết lọ thuốc. Và sau đó, cổ Ngài biến thành màu xanh.
- Uy Đức Quán Âm: Đức Quan Âm có uy đức để chiết phục và hộ trì nhân loại. Trong Phổ Môn có ghi lại: “người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân thành Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó thuyết pháp”. Vì vậy, Ngài được gọi là Uy Đức Quán Âm. Ngài xuất hiện trong hình ảnh tay trái cầm kim cang thể hiện uy thế, tay phải cầm hoa sen ngồi trên bệ đá.
- Diên Mạng Quán Âm: nghĩa là vị Bồ Tát bảo hộ thọ mạng cho chúng sanh. Phổ Môn có ghi lại: “nguyền rủa các thuốc độc, muốn hại đến thân đó, do sức niệm Quán Âm, trở hại nơi bổn nhơn”. Câu này có nghĩa là tiêu trừ độc dược và gia tăng tuổi thọ. Nên gọi Ngài là Diên Mạng Quán Âm. Trong hình tượng này, Ngài mặc Thiên y, đầu đội bảo quan, trang nghiêm, cùng đó là 20 cánh tay để dìu dắt và cứu hộ chúng sinh.
- Chúng Bảo Quán Âm: Quan Âm Bồ Tát trong hình tượng này là tay cầm vàng bạc châu báu. Nếu chúng sinh vì tìm vật báu mà bị dạt trôi đến nơi của quỷ La Sát thì chỉ cần niệm danh hiệu Ngài thì sẽ được giải thoát.
- Nham Hộ Quán Âm: đây là hình ảnh Quán Thế Âm ngồi trong hang đá. Có rất nhiều chướng khí và trùng độc bao quanh hang động, Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện, mọi điều tiêu cực đều biến mất. Ngài xuất hiện mang đến ánh sáng, soi rọi hang động tối tăm.
- Năng Tĩnh Quán Âm: Ngài là vị Bồ Tát cứu giúp những người gặp nạn. Khi trôi dạt nơi biển lớn hay gặp nạn thì chỉ cần niệm Quán Âm sẽ được Ngài phù hộ mà bình an. Có thể nói Năng Tĩnh Quán Âm là vị thần thủ hộ trên biển.
- A Nậu Quán Âm: Ngài xuất hiện trong hình ảnh ngồi trên bệ đá, quan sát động tĩnh của đại hải. Tóc búi thiên kế, thân mặc Thiên y màu vàng. Tay Ngài cầm mảnh y trước bụng, tay phải Ngài để trên đầu gối phải, mắt hướng về biển lớn với hạnh nguyện xóa tan đi những hoạn nạn trên biển.
- Vô Úy Quán Âm: Trong hình tượng này Ngài xuất hiện với ba tay bốn mặt, ngự trên lưng sư tử trắng, đầu đội bảo quan. Hai tay bên phải Ngài là đóa sen trắng và con chim cát tường, hai tay bên trái là pháp khí hình phượng ba đầu và một con cá. Toàn thân Ngài phát sáng, diện mạo nghiêm trang.
- Diệp Uy Quán Âm: Ngài là hiện thân Thiên nữ, đầu đội bảo quan, trên bảo quan có hóa thân Vô Lượng Thọ Phật. Quanh thân Ngài là một vòng lửa, ánh sáng trong suốt tỏa ra khắp thân. Ngài có bốn tay, với hai tay bên phải, một tay cầm quả cát tường trước ngực, một tay kết thí nguyện ấn. Còn hai tay bên trái, một tay cầm rìu, một tay cầm sợi dây. Thân Ngài tọa trên hoa sen. Ngài là vị Bồ Tát mà người nông dân luôn cầu xin nông cụ, giúp họ loại trừ bệnh dịch, tai nạn.
- Lưu Ly Quán Âm: Hình tượng này của Đức Quan Âm gắn liền với câu chuyện từ thời Bắc Ngụy. Lúc ấy, Tôn Kính Đức là người trấn giữ biên cương. Ông đã tạc tượng Quan Thế Âm để tôn thờ. Khi ông bị bắt thì đã nằm mộng thấy thầy Sa Môn, thầy dạy ông trì tụng một ngàn biến kinh “Diên Mạng Thập Cú Quán Âm”. Khi ông bị tử hình thì chém ba lần không bị thương và được tha chết. Nhờ phụng thờ Quán Thế Âm mà đầu ông có 3 vết sẹo. Quan Âm Bồ Tát trong hình tướng này là tay cầm bình lưu ly xanh, thân đứng trên cánh hoa sen nổi trên mặt nước.
- Đa La Quán Âm: Đây là hiện thân nữ nhi của Ngài. Với tướng mạo từ bi, thân mang y trắng, hai tay hiệp chưởng cầm hoa sen xanh. Tóc Ngài được búi, quanh thân tỏa ra hào quang chói sáng. Ngài là vị Bồ Tát đeo anh lạc hướng mắt tới chúng sinh.
- Cáp Lỵ Quán Âm: Hình tượng này cũng gắn liền với một điển tích như sau: Vua Đường Văn Tông lúc bấy giờ thích ăn thịt hàu. Một hôm nọ vua bắt được con sò lớn, ông dùng dao mổ nhưng không tài nào mở được vỏ sò. Sau đó, ông đốt hương cầu nguyện và con sò ấy hóa thành Quán Âm. Từ đó, nhà vua ban chiếu để chùa chiền trong thiên hạ tạc tượng Quan Âm để thờ.
- Lục Thời Quán Âm: Xưa kia miền Bắc Ấn Độ được chia làm 6 thời bao gồm “nắng ít, nắng nhiều, mưa, mát, lạnh ít, lạnh nhiều”, Bồ Tát đã ngày đêm phù hộ chúng sinh. Do đó nên mới có danh xưng Lục Thời Quán Âm.
- Phổ Bi Quán Âm: ở hình tướng này đã thể hiện sự từ bi với chúng sinh ở tam thiên đại thiên giới. Nhờ lòng từ bi cũng như uy đức của Quán Thế Âm Bồ Tát mà phổ chiếu trong tam giới. Do đó, chúng sinh gọi Ngài là Phổ Bi Quán Âm.
- Mã Lang Phụ Quán Âm: Hình tướng này gắn với câu chuyện ở Đời Đường. Lúc ấy có một vị mỹ nữ mà ai ai cũng tranh nhau cưới. Nàng đưa ra yêu cầu là nếu một đêm có ai đọc thuộc được Phổ Môn thì sẽ lấy người đó làm chồng. Cuối cùng đêm ấy xuất hiện hai mươi người thuộc. Sau đó nàng tiếp tục đưa ra yêu cầu ai tụng trọn bộ kinh Kim Cang trong 1 đêm thì nàng sẽ lấy làm chồng. Khi đó còn lại mười người. Nàng lại tiếp tục yêu cầu sau ba ngày ai tụng thuộc Kinh Pháp Hoa thì sẽ được cùng nàng kế ước. Cuối cùng chỉ có một người thanh niên họ Mã được chọn. Tuy nhiên người con gái ấy lại bất ngờ chết và biến thành ánh sáng vào ngày kết hôn. Và hình tượng Ngài chính là trong hình dáng tay cầm Kinh Pháp Hoa và cây gậy có hình đầu lâu.
- Hiệp Chưởng Quán Âm: Hình tượng này khắc họa hình ảnh Đức Quan Âm chắp tay kính lễ, thể hiện cho sự tu thiện tích đức. Chúng sinh nếu dâm dục nhưng niệm danh xưng Ngài thì sẽ được ly dục, chúng sinh nếu sân hận niệm danh xưng Ngài thì sẽ được ly dân.
- Nhất Như Quán Âm: Ngài cưỡi mây bay trong hư không và chinh phục lôi điện sấm sét. Phổ Môn có ghi chép lại: “mây sấm nổ sét đánh, tuôn giá xối mưa xuống, nếu ra sức niệm Quán m, liền đặng tiêu tan cả”.
- Bất Nhị Quán Âm: đây là biểu tượng bổn và tích bất nhị của Quan Âm Bồ Tát. Thực tế, Quán Âm Bồ Tát là vị thần thủ hộ cho Phật và cũng là ứng hóa thân của Phật. Vì bổn và tích đều không phải hai nên Ngài được gọi là Bất Nhị Quán Âm.
- Liên Trì Quán Âm: Ngài xuất hiện trong tư thế tay cầm hoa sen. Là biểu tượng cho bổn thệ. Vì Ngài cầm hoa sen nên được gọi là liên thủ. Thân Ngài mặc thiên y, đầu đội bảo quan, tay cầm hoa sen, tướng mạo trang nghiêm.
- Sái Thủy Quán Âm: đây là hình ảnh Ngài đứng trên tường vân. Trong tay là chén nước rưới xuống. Sái Thủy ở đây là rưới loại nước thơm, pháp tu tụng niệm giúp làm tăng thêm sự thanh tịnh. Đây là hành động mà Đức Quán Âm giúp chúng sinh khai ngộ Phật tính.
9. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
Trong kinh Phổ Môn, Đức Phật Thích Ca có nói rằng: “Nếu vô lượng muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và thành tâm xưng niệm niệm phật bồ tát quan thế âm thì tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tìm theo tiếng kêu cầu đó để giải thoát và mọi khổ não sẽ biến mất”.
Lợi ích của niệm Quan Âm Bồ Tát hằng ngày
Một số lợi ích khi niệm Quán Thế Âm Bồ Tát mà quý Phật tử có thể tích góp được:
- Tránh xa những khổ đau, phiền não. Giúp quý vị bỏ đi tính tham lam, ích kỷ, khai mở lòng từ bi.
- Giúp quý Phật tử kiềm đi những tham, sân, giận.
- Giúp quý vị khai thông trí tuệ, biết được những điều vô thường trong cuộc sống.
- Niệm Phật sẽ giúp quý vị loại bỏ si mê, loại bỏ phiền não, đem đến sự thanh tịnh cho tâm hồn.
- Khi niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, quý vị sẽ tránh được sự sợ hãi, loại bỏ được ba loại độc chính là tham sân si.
- Ngoài giúp quý vị loại trừ tà ma, tránh kết oán, niệm Phật còn giúp quý vị được bảo vệ khỏi thần chú, ác quỷ,…
Nếu quý Sư Thầy, Cô, quý Phật tử đang có nhu cầu thỉnh tượng Quan Âm về chính bái thì hãy đến với Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art. Đến với chúng tôi, quý Sư Thầy, Cô, quý Phật tử sẽ lựa chọn được những sản phẩm ưng ý với mức giá hợp lý mà không cần phải lo về chất lượng.
Với châm ngôn “Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật”, Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art tự hào là cơ sở điêu khắc mang nét văn hóa và linh hồn Việt. Hy vọng thông qua bài viết này Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art đã giúp quý vị trả lời các câu hỏi về Quan Thế Âm Bồ Tát.
Thỉnh tượng Quan Âm bồ tát về thờ
Xem thêm:
- Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ở Đà Nẵng
- Hơn 40 Mẫu Tượng Địa Tạng Bồ Tát đẹp
- Cơ sở đúc tượng Phật bằng Đồng đẹp
Buddhistart là xưởng chuyên tạc các mẫu tượng phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu quý phật tử có nhu cầu thỉnh tượng xin vui lòng liên hệ Công Ty TNHH Buddhist Art qua thông tin liên lạc sau:
CÔNG TY TNHH BUDDHIST ART
- Địa chỉ: E5/57 đường Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0338.526.733
- Email: mythuatbuddhismart@gmail.com
- Fanpage: fb/congtyTNHHBuddhistArt/
- Website: www.buddhistart.vn
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo