Phật giáo đã và đang ngày càng đi sâu vào niềm văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Việc thỉnh một bức tượng Phật bằng đồng để thờ cúng cũng như ngày vía của các vị Phật cũng vì vậy mà ngày càng được nhiều Phật tử xem trọng, trong đó có ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát. Vậy ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày nào? Và có ý nghĩa như thế nào đối với các Phật tử? Cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu về ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát qua bài viết sau đây nhé!
- Cây Dâu Tằm Trừ Tà Trong Phong Thủy ⚡️ Thực Hư Về Cây Dâu Tằm
- Sự tích Bồ tát Quán Thế Âm
- Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long – Tôn giáo | Ban Tôn giáo Chính Phủ
- Hoàn thành tác phẩm thống nhất tâm linh và khoa học
- Nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ Phật giáo
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát hay Địa Tạng Bồ Tát là tên phiên âm từ danh xưng tiếng Phạn, danh xưng này toát lên lòng từ bi và nguyện lực vững vàng của Ngài trên con đường tu Phật pháp và độ hóa chúng sinh. Theo lời giải thích được trích ra trong Địa Tạng kinh, Địa là dày chắc, Tạng là chứa đủ. Địa Tạng chính là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của sinh linh trên trái đất.
Bạn đang xem: Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày nào? Có …
Địa Tạng Vương Bồ Tát được biết đến là vị Phật với lời phát độ nguyện sẽ cứu độ cho tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn cho đến khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Địa Tạng Vương Bồ Tát nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trở nên trống rỗng. Xuất phát từ lời nguyện độ ấy nên vì vậy mà Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được xem như là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh – nơi đầy rẫy những chúng sinh tạo ác nghiệp chưa được siêu thoát đến cảnh giới an lành.
Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được biết đến là vị Phật hộ mệnh của trẻ em cũng như bảo vệ các linh hồn trẻ em hoặc các bào thai chết yểu.
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
>> Xem ngay: Tiêu tai giải nạn cho chúng sinh – Địa Tạng Vương Bồ Tát Là Ai?
Theo kinh Địa Tạng, ngoài hạnh nguyện vĩ đại của ngài là cứu độ hết thảy chúng sanh trong địa ngục, danh hiệu của Địa Tạng Vương Bồ Tát còn mang một ý nghĩa khác sâu xa hơn. Đó chính là biểu tượng cho bản tâm hay tâm địa của mỗi chúng ta. Giống như mặt đất (địa) có thể thâu nhiếp và dung chứa (tạng) vạn vật. Tâm của chúng ta cũng vậy, tâm chúng ta cũng có thể dung chứa đầy đủ các hạt giống thiện ác khác nhau. Địa Tạng Vương Bồ Tát nguyện cứu độ hết tất cả chúng sanh trong địa ngục rồi mới thành Phật. Đối với người tu Phật cũng nguyện chuyển hóa tất cả những hạt giống xấu ác trong tâm rồi mới thành Phật.
Địa Tạng Vương Bồ Tát không chỉ cứu độ mọi chúng sinh trong địa ngục mà còn gồm rất nhiều công hạnh. Nhất là hạnh cứu độ chúng sinh tâm (chủng tử xấu ác) làm hiển lộ bản tâm thanh tịnh và sáng suốt. Việc thờ phụng Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là cách để học theo hạnh nguyện tốt đẹp này của Ngài.
Hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được khắc họa với hình tượng là một vị Bồ Tát có sự từ bi, đầu đội mão tỳ lư, có vầng sáng hào quang trên đầu. Ngài thường đứng trên tòa sen hoặc ngồi trên tòa sen do Đề Thính (một linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát) đỡ lấy. Tay trái Địa Tạng Vương Bồ Tát cầm Như Ý Châu tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm hắc ám, tay phải cầm Tích trượng có sáu vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi để mở cửa địa ngục có nghĩa muốn cứu độ hết thảy mọi chúng sinh trên thế gian.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ngồi đài sen nghiêm trang
>> Xem ngay: Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đường Tam Tạng không?
Một số bức tượng đồng ở Việt Nam và Trung Quốc thì thường khắc họa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát mặc áo cà sa màu đỏ, đội mũ Thất Phật (hình ảnh của những tu sĩ Phật Giáo Bắc Truyền). Cũng bởi vậy mà hình ảnh của Địa Tạng Vương Bồ Tát thường bị nhầm với nhân vật Đường Tam Tạng (Đường Tăng) trong tác phẩm Tây Du Ký của Trung Quốc.
Ở Nhật Bản, Địa Tạng Vương Bồ Tát được tôn thờ là vị Phật của trẻ em và bảo vệ các vong linh của trẻ em. Vì vậy, ở đây hình tượng Ngài thường được thể hiện liên quan đến trẻ thơ. Có những tranh tượng khắc họa khuôn mặt Ngài ngây thơ, hồn nhiên giống trẻ em. Cũng có một số tranh, tương mô tả Ngài tay bồng một đứa bé, dưới chân lại có một vài em khác đang níu thiền trượng và tăng bào của Ngài.
Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày nào trong năm?
Việc thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát từ lâu đã được các Phật tử vô cùng xem trọng. Trong một năm sẽ có ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát tuy nhiên nhiều Phật tử vẫn còn thắc mắc không biết ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày nào và có ý nghĩa gì?
Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát hàng năm chính là vào ngày 30/7 (Âm lịch). Vào ngày này, các Phật tử gần xa thường cùng nhau niệm kinh Địa Tạng và bày tỏ lòng kính trọng đối với Địa Tạng Vương Bồ Tát và tổ chức các buổi lễ thuyết giảng Phật pháp, làm việc thiện như phóng sinh, ăn chay, bố thí,…. Việc thường xuyên tụng kinh, niệm Phật Địa Tạng cũng sẽ giúp các Phật tử tránh xa được khổ đau, làm thiện tích đức, trời rồng hộ niệm, quả thành ngày càng lớn, có thể thoát khỏi dịch bệnh, đơn đau, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì vượt mọi gian nguy.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi sư tử chế tác từ đồng đỏ cạo màu cao 68cm
>> Xem ngay: Cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà Được 10 điều lợi ích mà Phật tử nên biết
Xem thêm : Lắng lòng thông điệp Phật đản Phật lịch 2566, dương lịch 2022
Địa Tạng Vương Bồ Tát với trí tuệ rộng lớn và lòng tư bi rộng lớn luôn thấy chúng sinh là cha mẹ sống ở hiện tại và chư Phật trong tương lai nên nguyện khi nào phổ độ hết nỗi khổ của chúng sinh, không còn một ai đau khổ, khó khăn, người người đều đạt thành Phật đạo thì Ngài mới yên tâm đạt tới cảnh giới Niết Bàn.
Trên đây là những chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà xung quanh việc thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát và ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hy vọng với những chia sẻ trên, quý gia chủ sẽ có thêm những kiến thức mới trong việc thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> 15+ Mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp, chất lượng, độc đáo với đa dạng kích thước, mẫu mã khác nhau
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 – 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo