Quan Âm Bồ Tát chính là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Quan Âm Bồ Tát với hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn luôn sẵn sàng cứu vớt tất cả mọi chúng sanh nếu niệm danh hiệu của Người và cầu mong người giúp đỡ.
Quan Âm Bồ Tát thường đứng cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát bên cạnh Đức Phật A Di Đà. Quan Âm Bồ Tát tịnh độ tất cả chúng sanh có duyên được trở về cõi Tây Phương Cực Lạc. Nơi mà không còn đau buồn, mọi chúng sanh đều được sống trong an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng.
Bạn đang xem: Quan Âm Bồ Tát Là Ai ?
Xem thêm tượng Phật đẹp tại : Đồ Thờ Lộc Phát
Quan Thế Âm Bồ Tát được biết đến là một vị Bồ Tát có pháp vô biên. Người có thần lực đứng sau đức Phật A Di Đà. Trong nhiều kinh sách từng chép rằng Ngài đã được Phật A Di Đà Thọ Ký lên làm Phật. Tuy nhiên Đức Bồ Tát Quán Thế Âm nguyện ở danh hiệu Bồ Tát để cứu vớt hết chúng sanh khỏi đau khổ. Nguyện chừng nào chúng sanh khắp cõi không còn buồn đau thì lúc ấy người mới chứng đắc thành Phật. Phật Giáo Nguyên Thủy thường ít có nhắc đến Quan Thế Âm Bồ Tát hơn so với các Phật Giáo khác
Cũng chính vì tấm lòng từ bi vô biên như vậy nên Người thường được các chúng sanh coi giống như là mẹ, là bà luôn ôm ấp, yêu thương đứa con của mình. Quan Âm Bồ Tát có nhiều tên gọi khác nhau như : Phật Bà Quan Âm, Quan Thế Âm Bồ Tát, Mẹ Quan Âm, Phật Bà nghìn mắt nghìn tay,….Còn rất nhiều tên gọi khác nhau nữa nhưng chung quy tên thường được gọi nhiều nhất là Quan Âm Bồ Tát hay Quán Thế Âm Bồ Tát. Danh hiệu của người thường được các chúng sanh niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn”
Xem thêm các mẫu tượng đẹp tại : https://www.ruoctailoc.com
Sự Tích Quan Thế Âm Bồ Tát
Một trong các sự tích về Quan Thế Âm Bồ Tát có lẽ nổi tiếng nhất là Quan Âm Thị Kính. Đây được xem là sự kiện có thật và liên quan tới ứng thân của Quan Âm trong kiếp thứ 10. Tại Kiếp này Quan Âm Bồ Tát giáng thế về làm con gái của một cặp vợ chồng nhà họ Sùng. Nhà họ Sùng này mặc dù khá giả nhưng mãi vẫn chưa có con. 2 Vợ chồng bèn đi cầu tự nhiều nơi và cuối cùng cũng có thai sau đó hạ sinh một cô con gái đặt tên là Thị Kính. Thị Kính càng lớn càng xinh đẹp, tới tuổi cập kê cha mẹ liền tìm mối mai gả Thị Kính đi. Thị Kính trong lòng không thấy vui vì nàng biết rằng nếu xuất giá thì cha mẹ sau khi về già sẽ không có ai chăm sóc. Cô liền đem những tâm sự nói với cha mẹ. Tuy nhiên vợ chồng ông lão Sùng nói với cô rằng, con gái tới tuổi lấy chồng gả đi được cũng là niềm tự hào cho cha mẹ. Nếu cô ở nhà thì người đời sẽ bàn tán. Cô vì không muốn cha mẹ phiền lòng nên chiều theo ý cha mẹ gả vào nhà của Thiện Sĩ.
Xem thêm : Những đặc điểm tư tưởng của Phật giáo Nguyên thuỷ, Bộ phái và Đại thừa
Xem thêm: Sự Tích Quan Thế Âm Bồ Tát
Vào một ngày nọ cô đang ngồi may. Thiện sĩ ngồi bên cạnh đọc sánh nhưng liền ngủ quên. Lúc này cô mới ngắm nhìn Thiện Sĩ thật lâu. Cô thấy trên mặt Thiện Sĩ có một cọng râu. Tiện cây kéo trên tay cô liền có ý định cắt bỏ. Tuy nhiên ngay lúc cô đưa lại gần thì Thiện Sĩ liền mở mắt và nghĩ rằng cô có ý hại chết mình. Sau đó Thiện Sĩ không nghe cô giải thích mà la lớn lên. Cha mẹ chồng cô cũng vì vậy mà nghe được liền cho rằng cô có tư tình với người khác nên có ý giết chồng. Mặc cho cô hết lời giải thích nhưng gia đình chồng đều không nghe. Họ gọi cha mẹ cô tới làm giấy từ hôn và trả lại con gái. Cha mẹ cô dù rất buồn nhưng nghĩ tới con gái nếu ở lại cũng sẽ phải chịu khổ nên đã đưa con gái về.
Cô sợ cha mẹ sẽ vì điều tiếng của cô mà phải chịu cảnh người đời mỉa mai. Một sáng nọ, cô đóng giả nam nhân rời khỏi thôn làng. Cô có ý định tìm đến một ngôi chùa để tu tập. Lúc ấy khi đi ngang một ngôi chùa bỗng nghe được những lời giảng của một sư ông cô liền cảm nhận số kiếp nhân gian cũng chỉ vậy. Thay vì cứ phải cuốn theo cuộc sống chi rằng chọn cho mình cách tu tâm. Lúc ấy thị Kính liền khẩn nguyện Sư ông cho mình xuống tóc đi tu. Sư ông lúc đó nhìn Thị Kính với vẻ thư sinh, tuổi trẻ còn ở phía trước, khuôn mặt lại đẹp trang nhã thì không khỏi nghi ngờ và sợ rằng nếu ta nạp vào chùa thì e rằng cuộc sống trong chùa sẽ bị xáo trộn hoặc có người ý không tốt muốn vào chùa để lấy đồ đem bán. Thị Kính lúc đó hết sức khẩn cầu và nói rằng mình vốn là thư sinh sẽ không sinh tâm đó.
>> Xem thêm: Tranh thờ Phật Quan Âm dát vàng cao cấp
Sư ông cuối cùng cũng bị thuyết phục. Sau khi xuống tóc đi tu lấy hiệu là Kính Tâm được làm sãi phụ sự trong chùa. Bởi vì vốn là một nữ nhân nên Sãi Kính Tâm có nước da trắng, mịn, khuôn mặt đẹp khiến cho nhiều tín nữ khi đi chùa thường hay chọc ghẹo. Trong số đó có một tín nữ là Thị Màu – con gái phú ông. Vì yêu mến Kính Tâm nên thường xuyên tìm cớ lên chùa chọc ghẹo. Tuy nhiên vì không được Kính Tâm đáp lại nên nàng ta bỏ cuộc và về tư tình với người ở. Sau đó Thị Màu có bầu và cái bụng mỗi ngày một lớn. Phú ông gặng hỏi thì Thị Màu thưa cái bầu đó là của Kính Tâm.
Lúc đó phú ông và thị màu thưa Kính Tâm lên quan. Quan cho hỏi nhiều lần nhưng Kính Tâm vẫn nhất mực kêu oan. Sau đó Quan cho xử phạt Kính Tâm. Được sư ông xin lãnh quan mới kêu dừng không đánh. Sư ông sau khi lãnh Kính Tâm liền cho Kính Tâm về tại am nhỏ cạnh chùa để tránh điều tiếng. Kính Tâm ở đó cho đến một thời gian sau thì Thị Mầu đem con lại để trước cửa và nói rằng, con của ngươi nay ta đem trả cho ngươi.
Kính Tâm sau đó vì thương cảm cho đứa bé nên đã đưa về nuôi dưỡng. Sư ông biết chuyện liền cho gọi Kính Tâm đến để hỏi sự tình. Sư Ông nói trước kia ta tin con là trong sạch nhưng nay con lại nhận đứa trẻ này thì mọi niềm tin ta dành cho con liệu có đúng.
Xem thêm : Tượng Phật
Kính Tâm biết những nỗi lòng của Sư Ông nên bèn nói. Thưa sư ông con chỉ vâng theo lời người nếu cứu được một mạng người còn hơn xây 7 tòa tháp. Con thấy xót thương cho đứa bé này nên mới cứu mạng và đem về nuôi dưỡng.
Kính Tâm sau đó sợ sẽ làm ảnh hưởng tới danh tiếng của chùa nên đã bế theo đứa bé trở ra khỏi chùa về lại am. Sau 3 năm, lúc ấy đứa trẻ đã 3 tuổi, Kính Tâm cảm thấy rằng mình sắp rời khỏi thân thế ở cõi này. Nàng liền viết 2 bức thư. Một bức thư gửi cho cha mẹ mình. Một bức thư còn lại là kể lại sự tình cho Sư Ông nghe.
Sư ông sau khi đọc thư liền cho một vài ni cô sang đó để xem sự việc. Các Ni Cô khẳng định với sư ông là Kính Tâm đúng là một nữ nhi. Lúc đó để lấy lại danh dự cho Kính Tâm thì sư ông đã tâu lên quan.
Quan cho gọi và xử phạt Phú Ông cùng Thị Màu. Lúc này Thị Màu không còn mặt mũi sống trên cõi này nên đã quyên sinh để thoát khỏi những khổ nhục.
Kính Tâm sau khi chết được Sư Ông làm lễ và lúc ấy cha mẹ cùng Thiện Sĩ cũng tới. Thiện Sĩ lúc ấy đã rất ăn năn và hối hận nên đã phát nguyện tu hành trọn kiếp.
Quan Thế Âm sau khi rời bỏ thân xác phàm trần thì trở về cõi Tịnh Độ. Lúc ấy Phật Bà đã độ cho cha mẹ, thiện sĩ, cùng đứa con của Thị Mầu cũng được trở về cõi Phật.
Biểu tượng Quan Âm bế đứa trẻ trên tay chính là từ sự tích này mà ra.
Bài viết được Đồ Thờ Lộc Phát sưu tầm và phát triển dựa trên các loại kinh Phật, và bút ký ghi lại về Quan Thế Âm Bồ Tát. Hiện nay cửa hàng chúng con có rất nhiều mẫu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp bằng nhiều chất liệu khác nhau như sứ, đá, đồng, composite, poly. Quý thầy, cô và quý Phật tử có thỉnh nguyện xin ghé thăm cửa hàng để trải nghiệm không gian thờ cúng đẹp.
Website: https://www.dotholocphat.com/
ĐT: 093.173.8189
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo