Ai từng đọc “Tây Du Ký” hẳn cũng biết đến trận đại náo thiên đình của Tề Thiên Đại Thánh khiến cho các tiên thần một phen náo loạn. Khi đó, dù đã cử vô số những thiên binh thiên tướng mạnh nhất của mình, thiên đình cũng không thể hàng phục được “khỉ đá” ngàn năm này. Mãi đến khi Phật Tổ Như Lai xuất hiện, yêu hầu mới bị hàn phục và bị trấn giữ tại Hoa Quả Sơn trong hơn 500 năm.
Xem thêm : A Di Đà, Quán Thế Âm – Hai vị Phật trong tâm thức người Việt
Từ đó về sau, trong hành trình đi thỉnh kinh, mỗi khi gặp phải yêu quái có phép thuật cao “quá tầm” mà các thần tiên khác cũng không thể xử lý, Tôn Ngộ Không thường tìm đến Núi Linh Sơn ở Tây Trúc – nơi Phật Tổ Như Lai ngự để thỉnh cầu người đứng ra giúp sức. Vậy nên nhiều người xem “Tây Du Ký” nghĩ rằng Như Lai chính là nhân vật có pháp lực đứng đầu trong các vị Phật ở Tây Thiên.
Thế nhưng, thực tế Như Lai dù là người cai quản thánh địa Tây Thiên nhưng vị trí của ngài trong giới Phật vẫn chưa phải là cao nhất.
Cụ thể, khi Tề Thiên đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng bèn sai ngay Du Dịch Linh Quang và Dực Thánh Chân Quân sang Tây Phương mời Phật Tổ tới bắt yêu quái. Gặp Phật Tổ, Tề Thiên hỏi, thì “Như Lai cười, nói: Ta ở Cực lạc hiệu Thích Ca Mâu Ni…”. Không những vậy, trong “Tây Du Ký”, có thể để ý cách xưng hô và tên gọi của Phật Như Lai cũng xuất hiện các danh xưng: Phật Tổ, Như Lai, Thích Ca? Như vậy, có thể hiểu Như Lai chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo.
Xem thêm : Nghe pháp thoại – mp3
Ở cõi Phật, ngoài Phật Như Lai còn có Nhiên Đăng Cổ Phật (Phật A Di Đà) và Phật Di Lặc. Tại các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật. Tượng Tam thế Phật thường đặt ở vị trí cao nhất trong tam bảo. Tam thế Phật nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai (trong đó Phật Nhiên Đăng hay còn gọi là Phật A Di Đà đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai).
Trên thực tế, không có vị phật nào lớn nhất, mỗi vị Phật đều cơ duyên hội ngộ với chúng sinh.
Trong “Tây Du Ký”, ta chưa hề thấy sự xuất hiện của Phật A Di Đà, và vẫn còn vô số các tiên thần, Phật có pháp lực cao cường khác vẫn chưa hề được nhắc đến trong bộ truyện. Từ đó tạo ra một thế giới vô cùng rộng lớn và bí ẩn theo cách nhìn của Đạo Giáo và Phật giáo Trung Hoa.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo