Lễ Phật Đản là ngày lễ lớn nhất của Phật giáo để mừng ngày Phật Thích Ca ra đời. Người Việt Nam ai cũng biết tới Phật Thích Ca hay Phật Tổ, Phật Như Lai… Tuy nhiên sự tích Phật Thích Ca cũng như lịch sử ra đời thì chưa hẳn ai cũng biết. Hãy tham khảo kỹ về Phật Tổ, Phật Thích Ca Mâu Ni qua bài viết này của chúng tôi nhé!
Phật Tổ Như Lai là ai?
Phật Tổ Như Lai là ai? Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Rất nhiều người không biết được Phật Thích Ca đang nhắc tới chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Người còn có các tên thường gọi khác ở Việt Nam như: Phật Tổ, Phật Như Lai, Phật Tổ Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm…Trong đó Như Lai là một danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca Mâu Ni là một người.
Bạn đang xem: Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni – Phật Tổ Như Lai là ai?
Không chỉ Phật tử trên thế giới mà ngay cả những người không theo đạo chắc chắn đã gặp hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Tổ được tạc khắc thành tượng hay phác họa trên tranh ảnh, trưng bày nhiều ở nơi thờ cúng của Phật giáo trong các triều đại lịch sử hàng trăm, nghìn năm trước.
Dựa theo những tài liệu của Phật giáo, Phật Thích Ca sinh ra tại tiểu vương quốc Shakya (Thích-Ca), ngày nay thuộc đất nước Ấn Độ. Ngài vốn là là Thái Tử Tất Đạt Đa – Người có xuất thân Cao quý nhất triều đại. Từ nhỏ Thái Tử Tất Đạt Đa đã sống trong nhung lụa, được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu khổ cứu nạn nhân gian và sáng lập nên Phật giáo.
Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã tự giác ngộ chân lý cho bản thân, giải thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đồng thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền bá những triết lý ấy cho con người ở trần gian để họ được giải thoát khỏi khổ đau, hướng tới những điều tốt đẹp. Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trải qua thời gian, bài giảng về cuộc đời và giới luật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Sự tích Phật Thích Ca
Nói về Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni, rất nhiều điều thú vị xoay quanh lịch sử Đức Phật Thích Ca này. Tuy nhiên kể ra rất dài lắm, quý vị cũng khó đọc hết nên chúng tôi sẽ tóm tắt lịch sử Đức Phật Thích Ca như sau:
Sự ra đời của Phật Thích Ca
Tương truyền, vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, Thái tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni của hoàng cung. Trước khi hạ sinh Tất Đạt Đa, hoàng hậu Maha Maya đã mơ thấy từ ngọn núi vàng, có một con bạch tượng xuất hiện, dâng một đóa sen trắng lên cho bà.
Không giống như những đứa trẻ bình thường khác, Tất Đạt Đa ra đời đã biết đi. Mỗi bước đi của Ngài nở ra một bông hoa sen trắng. Vào giây phút thiêng liêng ấy, trời đất, nhân gian cũng có sự thay đổi kỳ lạ. Cả bầu trời được bao phủ bởi ánh hào quang rực rỡ. Con người trên nhân gian sống trong bầu không khí bình yên, hạnh phúc.
Xem thêm : Quan Điểm Của Phật Giáo Về Nguồn Gốc Loài Người?
Nhận thấy nhiều điều kỳ diệu đó, vua cha đã tìm những đạo sư giỏi nhất trong cả nước để cầu phúc và xem tướng cho con trai. Một hôm, có vị đạo sư đến từ vùng Hy Mã Lạp Sơn (nay thuộc dãy núi Himalaya) xin được gặp thái tử. Ông phán rằng, sau này nhất định Thái tử Tất Đạt Đa sẽ theo nghiệp tu hành và đắc đạo.
Có khá nhiều người nghĩ Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Ấn vào đây để tham khảo thêm về vị Phật A Di Đà sẽ rõ hơn nhé!
Con đường tìm đến chính đạo
Thái tử Tất Đạt Đa vốn là người trầm tư, nhân hậu, có lòng vị tha. Ngài thường một mình tìm đến những nơi yên tĩnh để thiền định. Bên cạnh đó, với vốn thông minh trời ban, năm 13 tuổi đã tinh thông học vấn xuất chúng. Năm 16 tuổi, Tất Đạt Đa Cồ Đàm kết duyên cùng công chúa Yasodhara.
Cuộc sống bình yên và hạnh phúc bên gia đình cứ như thế trôi đi. Cho đến một ngày, khi đi ngang qua bốn cửa thành, thái tử nhìn thấy bốn bức tranh khác nhau về cuộc sống, đó là: người già, người bệnh tật, xác chết và tu sĩ. Ngài nhận ra rằng, ai sinh ra rồi cũng già yếu, bệnh tật rồi lìa cõi trần gian. Hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ khiến Ngài vô cùng trân trọng. Cuối cùng, thái tử Tất Đạt Đa đã quyết định bỏ lại vinh hoa phú quý, đi theo con đường tu hành, tìm đến chánh đạo vào năm 29 tuổi.
Quá trình khổ luyện tu hành
Ban đầu, Phật Thích Ca chọn đi theo con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Tuy nhiên sau 5 năm tu khổ hạnh, cơ thể Ngài quá suy nhược, có lúc cận kề cái chết. Người quyết định bỏ con đường khổ hạnh và tìm phương pháp khác. Chợt nhớ ngày thơ ấu ngồi thiền dưới gốc cây mận, càng nghĩ càng thấy phương pháp này tâm sáng, đầu óc minh mẫn.
Sau 49 ngày thiền định, tâm trí người khai quang phấn chấn. Sau khi tắm rửa ở sông Nairanjana, người xếp cỏ thành tọa cụ và bồ-đoàn. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây bồ đề, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Nairanjana.
Cuối cùng, ông đạt Diệt-Thọ-Tưởng định (Nirodha-samapatti), tỏa ra uy năng chiếu khắp Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Ma vương Mara không muốn ông đắc đạo, đã quấy nhiễu bằng nhiều phương thức, nhưng cuối cùng đều thất bại. Ba cô con gái của ma vương hóa ra ba nàng tiên tuyệt đẹp để quyến rũ, nhưng cũng chịu thất bại. Thái tử Tất Đạt Đa chính thức biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa
Sau đó, có một vị Phạm Thiên là Sahampati đã thỉnh cầu đức Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm hoằng dương chánh pháp. Với lòng thương yêu chúng sinh, Phật Tổ chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó Tất Đạt Đa có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Xem thêm : "Phật giáo ViệtNam- đạo ca đi cùng năm tháng
Đến năm 80 tuổi, Phật Thích Ca Mâu Ni quyết định sẽ nhập cõi Niết bàn vì Ngài biết việc giáo hóa chúng sinh đã viên mãn. Ngài chọn vườn cây ở Sala ở Kusinara làm nơi yên nghỉ. Gương mặt vô cùng thư thái, nằm nghiêng, chân phải đặt lên chân trái.
Xá lợi Phật Thích Ca
Nhiều người không phải tín đồ Phật giáo đã không tin là có Xá lợi Phật Thích Ca. Họ cho đó chỉ là huyền thoại cho đến năm 1898, ông Peppé khảo cổ tại vùng Pīprāvā, phía Nam nước Népal. Đã tìm thấy hộp chứa hai chiếc bình bằng đá có chứa viên xá lợi. Chiếc bình đã chứng minh về việc phân chia xá-lợi của Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập Niết bàn hoàn toàn là sự thật.
Sau khi qua đời, Xá lợi của Tất-đạt-đa Cồ-đàm được chia thành 8 phần, gồm:
- Xứ Magadha xây tháp thờ xá lợi Phật ở Rajagriha
- Xứ Vajji xây tháp ở Vesali,
- Xứ Sakya xây tháp ở Mungali
- Xứ Koliya xây tháp ở Ramagama
- Xứ Buliya xây tháp ở Allakappa
- Vị Bà-la-môn xây tháp thờ ở Vethadipa
- Xứ Malla nhận 2 phần xá lợi, xây một tháp ở thủ đô Pava và một tháp khác tại Kusinagar.
Riêng vị Bà la môn Dona xin thỉnh cái chậu vàng dùng để chia xá lợi, đem về khu vườn nhà mình xây tháp thờ. Sứ giả xứ Moriya đến trễ, xin thỉnh phần tro còn lại về xây tháp thờ tại thủ-đô Pipphalivana. Nhiều thế kỷ sau đó, vua Ashoka đã tập hợp các xá lợi, cho xây cất và tôn thờ thành 84.000 tháp.
Ngày nay tại Việt Nam có thêm 1 Đạo Cao Đài phái khác cũng có thờ thêm cả Phật Thích Ca. Cụ thể Đạo Cao Đài là gì? Tại sao thờ Phật Tổ Như Lai? Ấn tham khảo ngay!
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ về thân thế, cuộc đời và con đường khổ luyện tu hành và đến cõi Niết bàn của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Tổ Như Lai hay Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Những chân lý mà Phật Tổ truyền thụ có giá trị to lớn trường tồn với thời gian.
Thờ cúng Phật Tổ gần như có khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Tại cửa hàng Khonoithatdep chúng tôi có bán bàn thờ Phật, Quý vị có thể ấn vào đây để tham khảo chọn mua cho mình những mẫu đẹp nhất!
Bài viết sử dụng nhiều nội dung ở wiki
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo