Nhà ống là một trong những kiểu nhà ở phổ biến tại các tỉnh thành Việt Nam. Xây nhà ống là sự lựa chọn của nhiều gia đình Việt, tuy nhiên, nên xây nhà ống như thế nào cho đúng phong thủy vẫn là vấn đề nhiều gia chủ còn băn khoăn.
Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.
Bạn đang xem: Phân tích phong thủy nhà ống Việt Nam, gợi ý thiết kế nhà ống dưới góc nhìn phong thủy
Nhà ống là kiểu nhà phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Nhà ống 50m2, chi phí 1,5 tỷ đồng
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ ỐNG
1. Nhà ống là gì?
Nhà ống là là những ngôi nhà được xây dựng theo hình chữ nhật, diện tích chiều ngang nhỏ, hẹp hơn rất nhiều so với chiều dài. Thường được xây dựng ở các đô thị, thành phố lớn, nơi quỹ đất hạn hẹp và tập trung dân cư cao.
-
2. Phân loại nhà ống
Có thể phân chia nhà ống Việt Nam thành 3 loại cơ bản như sau:
– Theo phong cách thiết kế: Nhà ống cổ điển, nhà ống tân cổ điển, nhà ống hiện đại, nhà ống đương đại và nhà ống mang phong cách châu Âu.
– Theo mặt tiền: Nhà ống 1 mặt tiền, nhà ống 2 mặt tiền và nhà ống 3 mặt tiền.
– Theo loại mái nhà: Nhà ống mái bằng, nhà ống mái tôn, nhà ống mái thái và nhà ống mái lệch.
Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình nhà ống
Để xác định mô hình nhà ống có phù hợp với nhu cầu của gia đình hay không, bạn cần nắm rõ các ưu nhược điểm đặc trưng của dạng nhà ống như:
-
3. Phân tích ưu – nhược điểm nhà ống
Ưu điểm của nhà ống
Nhà ống thích hợp với những khu vực có diện tích mặt sàn dưới 80m2, đồng thời không mất nhiều thời gian xây dựng và hoàn thiện.
Với mật độ xây dựng ít hơn các công trình thiết kế lớn khác, nhà ống giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, đặc biệt phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế chưa quá dư dả.
Nhược điểm của nhà ống
Thông thường nhà ống sẽ được xây dựng theo khu vực tạo thành một dãy các ngôi nhà ống mọc san sát nhau, do đó bạn rất khó để thiết kế cửa sổ bên hông nhà để tạo độ thông thoáng, kéo theo tình trạng không gian bên trong dễ bị ngột ngạt, bí bách.
Với chiều ngang chật hẹp, lối vào nhà ống thường chỉ trên dưới 1 mét khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Nhà ống nếu không được tính toán kỹ lưỡng trong khâu thiết kế, kiến trúc có thể gây ra tình trạng độ sâu lớn tạo thành không gian hút gió, gây ra những âm thanh khó chịu ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt thường nhật của gia đình.
Do diện tích không gian bị hạn chế nên thông thường thiết kế nhà ống có độ cao từ 3 tầng trở lên tùy vào số thành viên trong gia đình. Điều này có thể trở thành trở ngại khi di chuyển, đi lại cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ.
Thiết kế nhà ống như nào để chuẩn phong thủy?
CÁCH THIẾT KẾ NHÀ ỐNG CHUẨN PHONG THỦY
-
4. Kích thước nhà ống theo phong thủy
Kích thước nhà ở nói riêng và kích thước chiều rộng, dài nhà ống theo phong thủy được tính dựa theo đơn vị đo chiều dài là bước. Trong đó 1 bước = thước 5 tấc, 1 thước = 0.4m tương đương với 1 bước = 1.8m theo thước gỗ của bộ công thời cổ đại.
Trong đó, mỗi bước sẽ tương ứng với 1 trực trong 12 trực đó là: 1 bước trực Kiến, tương tự từ 1 đến 12 bước là các trực: 1 Kiến, 2 Trừ, 3 Mã, 4 Bình, 5 Định, 6 Chấp, 7 Phá, 8 Nguyên, 9 Thành, 10 Thu (Thâu), 11 Khai, 12 Bế.
Trong đó mối trực có ý nghĩa khác nhau, có trực tốt và có trực xấu và thường chiều rộng, chiều dài nhà ống theo phong thủy được tính dựa vào:
– Chiều rộng nhà ống: không phạm các trực mãn, bình, thu, bế
– Chiều dài nhà ống theo phong thủy: số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến sẽ may mắn.
Dựa vào tính toán quy đổi theo đơn vị bước cổ xưa thì được quy đổi ra đơn vị “mét” thước đo hiện đại thì (chiều sâu) chiều dài nhà chuẩn phong thủy, mang thịnh vượng, may mắn là: 3.6m, 9m, 10.8m, 14.4m, 19.8m. Hoặc trong điều kiện thực tế nếu không đạt được các kích thước đẹp nhất trên thì chỉ cần tính toán để không phạm phải các trực Mãn, Bình, Thu (Thâu, Bế).
Hiện nay, các thước đo chiều dài kéo cũng có ghi gõ các trực trên thước để người dùng không phải vất vả tính toán quy đổi mà có thể đo ngay ra được các kích thước chiều dài chiều rộng nhà đẹp nhất.
Mặt khác, hiện nay với nhiều người kích thước chiều rộng, chiều dài nhà ống hay các loại nhà khác theo phong thủy không còn quá quan trọng mà chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hợp với với kích thước đất xây dựng thực tế và chỉ cần chú ý đến kích thước thông thủy trong nhà (kích thước cửa cổng, giếng trời) là đã đảm bảo về phong thủy.
-
5. Phong thủy mái nhà ống
Mái nhà không chỉ có chức năng che mưa, che nắng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn có thể tạo ra nền tảng phong thủy tốt cho nhà ở. Phong thủy mái nhà được xem là nơi có thể tụ khí nên ảnh hưởng tới cuộc sống, vận mệnh của các thành viên trong nhà. Vì vậy, trong phong thủy nhà ống cấp 4, 2 tầng… sẽ không chỉ quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ, tính năng mà sẽ cần có được thiết kế mái hợp phong thủy.
Dưới góc độ phong thủy khi xây nhà ống thì mái nhà khá quan trọng và đánh giá dựa trên tương quan mái nhà với căn nhà và độ nhọn của mái. Theo phong thủy ngũ hành, nhà và mái nhà có tương quan khá tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn không gian nhà phía dưới là hành Mộc, mà Mộc sinh Hỏa thì khá tốt.
Vì vậy, độ nhọn của mái sẽ có tác động đến phong thủy mái nhà ống, mái không nên quá nhọn khiến Hỏa quá vượng (hỏa khí xung thiên), dễ gây căng thẳng trong gia đình, tâm lý nóng vội. Độ dốc của mái nhà hợp lý nên dưới 45 độ là tốt nhất.
-
6. Thiết kế cổng, cửa nhà ống theo phong thủy
Những nhà ống đẹp theo phong thủy không thể không tính toán đến yếu tố cổng và cửa nhà đảm bảo các tiêu chí phong thủy bởi nó là nơi đón nhận năng lượng cho toàn bộ không gian. Tuy nhiên, do mặt bằng không gian xây dựng nhà ống rất khó để thay đổi hướng cửa, cổng nhà ống nhà theo phong thủy bởi chỉ có 1 mặt tiền hoặc nhiều nhất là 2 mặt tiền để mở cửa. Do vậy, việc bố trí phong thủy cổng nhà ống, cửa nhà ống phải được tính toán kỹ và dựa trên các nguyên tắc sau:
– Cửa nhà ống hợp phong thuỷ cần tránh mở các cửa đối diện nhau, thẳng nhau. Đặc biệt là có tới 3 bộ cửa thẳng nhau sẽ khiến tạo nên ống hút khí gây mất căn bằng âm dương.
– Cửa nhà ống không nên giống nhau ở tất cả các tầng vì mỗi không gian nhà ở sẽ có hướng hút khí khác nhau, gió trên cao lớn, hay bị che lấp. Vậy nên bố trí cửa theo thực tế không nên theo khuôn mẫu giống nhau ở bất cứ tầng nào.
– Lựa chọn kích thước cửa khác nhau theo từng không gian phòng như nên bố trí chiều dài, chiều rộng cửa chính nhà ống lớn hơn so với các cửa phòng ngủ, phòng làm việc… Cửa nhà ống khu vực cầu thang, hành lang, lối vào phòng tránh mở nhiều cửa hoặc kích thước cửa rộng quá dễ hút gió quá mức.
Xem thêm : Top 20+ Vật phẩm Phong thủy hút tài lộc, hoá giải vận hạn, tam tai
– Phòng ngủ có cửa ra ban công nên bố trí cửa ở cuối chân giường
– Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường, hay phòng ăn…
– Cửa phòng thờ tránh thẳng với sân phơi, giặt giũ
– Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
– Nhà ống có sân rộng thì cổng nhà ống và cửa chính nên tránh thẳng hàng mà nên bố trí lệch nhau.
– Cửa bếp tránh thẳng với miêng bếp nấu
Nếu bố trí nhà để xe trước nhà ống nên làm thêm của phụ hoặc rào thấp để tạo sự tắc biệt không gian và giúp tăng khí tốt, giảm tác động xấu từ khu vực để xe, khí thải không tốt về phong thủy.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến kích thước cửa thông thủy có chiều dài rộng theo quy tắc phong thủy thước lỗ ban để có thể chọn được kích thước cửa tốt nhất.
-
7. Phong thủy mặt tiền nhà ống
Mặt tiền nhà ở là diện mạo của toàn bộ căn nhà và xét trên phương diện phong thủy mặt tiền nhà ống có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sống của gia chủ và các thành viên của gia đình. Do đó, việc xem phong thủy mặt tiền nhà ống để có cách bố trí phù hợp là cần thiết. Khi trang trí mặt tiền nhà ống phong thủy cần lưu ý các vấn đề sau:
Bố trí hài hòa các chi tiết và đặc biệt tránh trang trí quá cầu kỳ phức tạp khiến cho nó không đạt được thẩm mỹ và tạo nên vận khí không tốt cho gia chủ.
Việc trang trí mặt tiền nên quan tâm tới các hình thế chuẩn thẩm mỹ và đảm bảo phù hợp với hình dạng theo ngũ hành với tuổi mệnh gia chủ như: mệnh thủy (lượn sóng, mệnh hỏa nhọn) tránh nặng nề… Đặc biệt tránh trang trí, sơn màu… mà khi nhìn vào nó các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z vì đây là các hình thế không tốt về mặt phong thủy nhà ở.
Cân đối kỹ lưỡng với khung cảnh xung quanh: phù hợp với địa hình, địa thế, cây xanh… để không gian mặt tiền nhà ống trở nên sinh động, hấp dẫn và cân bằng không gian, tốt cho vận phong thủy.
-
8. Thiết kế cầu thang nhà ống
Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà cửa bởi nó được xem là điểm tụ khí của không gian. Vì vậy trong phong thủy cầu thang nhà ống sẽ cần quan tâm đến chiều dài cầu thang nhà ống tức số bậc như thế nào là chuẩn theo phong thủy.
Đối với nhà ống khu vực giữa nhà nên tránh đặt cầu thang: Khu vực trung cung (giữa nhà)đây là khu vực thuộc hành thổ và cai quản các cung còn lại trong. Trong khí đó, cầu thang đi lên thuộc tính hành Mộc khắc Thổ (trung cung) nên tránh. Cầu thang nhà ống hợp phong thủy nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm không gian và hợp phong thủy.
Cách xây nhà ống theo phong thủy thì vấn đề cầu thang sẽ được áp dụng theo quy tắc tính bậc cầu thang cho nhà ở với bất cứ loại nhà. Theo phong thủy nhà ở sổ bậc cầu thang nhà ở nên thuộc cung “sinh” là tốt nhất. Quy ước cách tính bậc cầu thang đó là: Bậc 1 Sinh, 2 lão, 3 bệnh, 4 tử và hết vòng thì quan Lại. Nói cách khác công thức tính bậc cầu thang phong thủy cho nhà ống, nhà biệt thự, nhà vuông.. sẽ như nhau đó là: 4n+1.
Nhưng cần lưu ý cần nhớ khi chọn số bậc cầu thang đối với nhà nhiều tầng đó là tránh bậc sinh quá nhiều bởi sinh quá nhiều thì thành sát khí. Ví dụ như nhà 5 tầng và mỗi tầng đều 21 bậc cầu thang thì tổng công là 84 bậc lại trở thành tử. Do đó có thể từ tầng 1 lên tầng 2 là sinh, từ tầng 2 lên tầng 3 là lão thay vì chỉ chọn cung sinh toàn bộ.
Ngoài yếu tố số bậc thì cũng cần tính toán đến cách bố trí bậc cầu thang lên xuống thuận lợi thoải mái, an toàn khi sử dụng theo khoa học:
– Chiều rộng cầu thang: 0,9 đến 1,2m
– Độ dốc cầu thang không quá dốc: nên tính theo tính theo công thức 2h + b = 60cm (h là chiều cao bậc thang; b chiều rộng bậc thang). Thường độ cao của bậc cầu hang là từ 15cm – 18cm và bề rộng của mặt bậc cầu thang 24 – 30cm.
9. Giếng trời nhà ống
Đặc trưng của nhà ống là xây trên diện tích đất phân lô là chủ yếu, hẹp ngang và chiều dài sâu vì thế mặt tiền nhỏ, lấy thoáng kém và xung quanh thường bao bọc bởi các nhà khác nên chỉ có 1 hoặc 2 mặt tiền, mà đa phần là 1 mặt tiền giáp đường phố.
Vì vậy, trong thiết kế nhà ống phong thủy sẽ cần quan tâm tới vấn đề lấy sáng và gió để cân bằng âm dương, mang thêm ánh sáng tự nhiên, vượng khí vào trong nhà. Bởi vậy thiết kế nhà ống hợp phong thủy nên cố gắng bố trí giếng trời, đặc biệt là những căn nhà ống nhỏ, không có sân vườn ở trước hoặc sau.
Việc thiết kế giếng trời cho nhà ống có thể bố trí ở trong nhà gần cầu thang nhưng không nên bố trí ở khu vực trung tâm nhà ở mà có thể lùi sau một chút hoặc có thể là ra giáp tường phía sau nhà.
CÁCH THIẾT KẾ CÁC PHÒNG CHUẨN PHONG THỦY TRONG NHÀ ỐNG
-
10. Thiết kế phòng khách nhà ống
Phòng khách nhà ống có đặc trưng hạn chế về mặt tiền hẹp, chiều dài phòng khách nhà ống lớn nên tương đối khó về cách bố trí, đặc biệt là những phòng khách eo hẹp về diện tích thì càng khó. Để có được một phòng khách nhà ống theo phong thủy nên lưu ý cách bố trí sau:
– Vị trí phòng khách: nên đặt ở trung cung, vị trí trung tâm, gần cửa. Ghế ngồi và bàn uống nước tuyệt đối không đối diện cửa mà nên bố trí lệch sang một bên dọc tường nhà và có thể bố trí theo chữ L.
– Màu sắc phòng khách: nên hợp mệnh và đảm bảo phù hợp kiến trúc nhà ở, màu sáng, có thể hấp thụ ánh sáng tốt bởi phòng khách nhà ống thường chỉ có một hướng lấy sáng là cửa chính, giếng trời nên ánh sáng sẽ không nhiều.
Nên lưu ý màu sắc cũng cần hợp với hướng phòng khách theo nguyên tắc:
– Phòng khách hướng Đông: nên chọn gam màu vàng chủ đạo;
– Phòng khách hướng Tây: nên chọn gam màu xanh chủ đạo;
– Phòng khách hướng Nam: nên chọn gam màu trắng là màu chủ đạo;
– Phòng khách hướng Bắc: nên chọn gam màu đỏ chủ đạo.
Ngoài ra phong thủy phong khách nhà ống nên lưu ý đến vấn đề lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp và tránh một số những kiêng kỵ sau:
– Không đặt tượng, tranh ảnh các con mãnh thú, linh vật cỡ lớn, đồ sắc nhọn, có gai…
Xem thêm : Đá Thạch Anh Vàng hợp mệnh gì? Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Đá Thạch Anh Vàng
– Không để lộ vị trí tài lộc phòng khác: Vị trí giao đường chéo tính từ cửa ra vào tới các góc tường của phòng khách cần phải được che chắn tránh để xung khí trực tiếp từ cửa chính tác động khiến dễ mất đi tài lộc.
– Tránh bố trí phòng khách ở vị trí sau cùng của nhà hoặc trên tầng.
– Có thể bố trí cây cảnh trong phòng nhưng không trồng cây si, cây đa.
– Không ngăn cắt xẻ phòng khách
– Tuyệt đối không treo tranh người quá cố khiến phần âm thịnh
11. Thiết kế phòng bếp nhà ống
Cách bố trí phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy cần ghi nhớ:
Vị trí, hướng phòng bếp cho nhà ống:
– Không bố trí bếp thẳng với cửa chính vì dễ gây hao phí tiền bạc. Nên bố trí theo hướng người nấu có thể nhìn và quan sát được toàn bộ căn phòng .
– Tránh đặt bếp ở ở hướng đối diện cửa chính
– Không đặt bếp cạnh nhà vệ sinh, sát phòng ngủ
– Tránh vị trí gần cửa hay đối diện với khu vực bàn thờ, tốt nhất là ở góc khuất.
– Màu sắc phòng bếp: nên chọn màu tạo sự hài hòa hợp với phong thủy ngũ hành. Bếp thuộc hành Hỏa nên sơn các màu xanh lá cây (Mộc sinh Hỏa hoặc các màu đỏ đậm, cam thuộc hỏa, hoặc vàng thổ tránh các màu thuộc hành thủy.
– Bố trí nội thất bếp nhà ống nên lựa chọn thiết kế hình chữ L sẽ giúp không gian tiện, thông tháng và tận dụng được các góc khuất.
12. Thiết kế phòng ngủ nhà ống
Phòng ngủ nhà ống cần lưu ý đến vấn đề bố trí ở đâu và đặc biệt là ở giường ngủ ở đâu? Ngoài các nguyên tắc chung khi bố trí phòng ngủ tránh cửa trực tiếp, dưới dầm xà, trên vị trí đặt bếp ở tầng dưới thì với cách bố trí bếp cho nhà ống cần lưu ý:
Khu vực bếp nhà ống thường đặt ở tầng 1 và phòng ngủ ở tầng 2 nên dễ bố trí phòng ngủ trên bếp không tốt về phong thủy. Vì thế, nếu phòng ngủ trên bếp thì giường phải được bố trí tránh khu vực đặt bếp.
Đồng thời, chú ý chọn màu sắc chủ đạo của không gian, hướng đầu giường hợp phong thủy mệnh. Tùy thuộc vào bố cục phòng theo hướng, thế đất để có cách bố trí nội thất phù hợp. Bởi phong thủy nhà ống có tiếp diện mặt khá hạn chế, và gần như khó chọn hướng cửa phòng. Vì thế sẽ cần quan tâm bố trí nội thất, đặt biệt là hướng đặt đầu giường phù hợp ngũ hành.
13. Thiết kế phòng vệ sinh (wc) nhà ống
Đối với việc bố trí phòng vệ sinh nhà ống chuẩn phong thủy cần nhớ tránh vị trí trung tâm của nhà. Bởi thường nhiều thiết kế nhà ống hay bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, trong khi đó lại bố trí cầu thang ở trung cung không tốt cho phong thủy để tạo sự cân đối cho nhà ở. Tuy nhiên cách bố trí này không tốt vì vậy nên di chuyển cầu thang và nhà vệ sinh đặt về phía hậu cung một chút sẽ tốt về mặt phong thủy,
Hướng nhà vệ sinh cũng nên lưu ý về mặt phong thủy hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam là tốt nhất bởi hướng này sinh Thổ, trong khi đó Thổ khắc Thủy nên không gây bất lợi cho cho gia đình. Mặt khác, hướng nhà và hướng bồn cầu tránh chung một hướng
Ngoài ra cần lưu ý phong thủy nhà vệ sinh nhà ống cũng như các loại nhà hình dạng khác cũng nhớ không đặt ở hướng thẳng đầu giường hoặc giữa phòng ngủ, cạnh phòng thờ hay đầu bếp. Thêm vào đó bố trí nhà vệ sinh nhà ống chỉ nên để kích thước khoảng 3m2 là đẹp nhất.
Nhìn chung mọi không gian trong nhà đều cần được tính toán sao cho đảm bảo gọn gàng và phù hợp với quy tắc phong thủy từ phong thủy bàn thờ nhà ống hay phòng khách, ngủ, bếp, vệ sinh, nhà tắm giúp gia chủ cân bằng được cuộc sống, có nhiều may mắn.
14. Các lỗi phong thủy nhà ống phổ biến và cách hóa giải
Trong thiết kế nhà ống theo phong thủy không phải khi nào cũng được như ý bởi không gian nhà ống thường hạn chế về chiều rộng, chiều sâu thì dài, thêm vào đó cố định các hướng nên đôi khi khó lòng để có thể thay đổi hướng mở cửa, cổng… Vì thế, nhiều không gian nhà ống mắc những lỗi phong thủy do không còn cách nào thay đổi kiến trúc không gian.
Cho nên trong trường hợp không lựa chọn được thiết kế xây dựng nhà ống theo phong thủy từ trước và chẳng may phạm phong thủy bạn cũng nên tìm cách hóa giải phong thủy nhà ống với một số lỗi thường gặp sau:
– Nhà ống có 2 cửa đối diện hoặc có 3, 4 cửa thẳng hàng thông nhau: đây là lỗi phong thủy tạo nên sự hút gió, không gian bất ổn về âm dương. Vì vậy cách hóa giải đó là dùng những tấm bình phong bằng gỗ hay bố trí tủ kệ nhỏ, chậu cây cảnh để tạo thành vật chắn, thay đổi dòng lưu thông năng lượng theo đường thẳng mà buộc nó phải di chuyển theo hình lượn sóng.
– Cổng nhà ống phong thủy nên tránh với cửa chính, không nên bố trí nằm trên một trục đường thẳng. Nếu nhớ có bố trí kiểu này nên đặt chậu cây cảnh hay làm tiểu cảnh nhỏ ở khu vực giữa đường thẳng nối cổng và cửa chính để giảm luồng xung khí xông thẳng trực diện.
– Nhà ống bị kẹt giữa 2 bức tường nhà khác cao hơn: theo phong thủy nó tạo thế phong thủy xấu do hút gió, là vùng trũng nên tiếp cận mọi thứ. Vì vậy, trong trường hợp này khi thiết kế xây nhà ống phong thủy nên bố trí giếng trời hoặc làm sân trong để cân bằng năng lượng âm dương.
– Cửa, cổng nhà ống đối diện với nhà khác: do tình trạng đất nhà ống phân lô, đặc biệt là dạng nhà phố tình trạng cửa đối cửa của 2 ngôi nhà thường xuyên xảy ra và dường như không thể thay đổi chuyển cổng cửa hướng nhà. Vì thế để hóa giải phong thủy nhà ống xấu này thì nên đặt gương bát quái ở phần đầu cửa hoặc lên tường ngoài nhà để tạo phản lại xung khí từ cửa nhà khác và có nhiều tính đối chọi, bảo vệ.
Mong rằng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn góc nhìn khái quát về phong thủy nhà ống và giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho tổ ấm của mình.
Nguồn: ancu.me
Biên tập: Hoài Nam
Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé.
Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng.
Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phong Thủy