Nếu Kinh Thánh giúp định hình con người ta sống sao cho đúng thì sẽ không ngoa khi nói Nhà giả kim dạy chúng ta hiểu và làm chủ cuộc đời. “Cuốn sách bán chạy chỉ sau Kinh Thánh” đã nói lên tất cả về cuốn sách Nhà giả kim của Paulo Coelho sau 11 năm nghiên cứu về thuật giả kim.
- Hỗ trợ cảm xúc, tinh thần và tâm linh | NỤ CƯỜI TRÁI TIM
- TOP 125+ Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát CHẤT LƯỢNG CAO – đẹp nhất 2023.
- Chữa bệnh bằng “năng lượng ngoài không gian”: Ảo tưởng hay trò lừa đảo?
- A la hán là gì? Sự khác nhau giữa A la hán và Bồ tát
- Phật Tổ Như Lai là ai, sự tích và cách phân biệt với Phật A Di Đà
Làm sao ta có thể “hoạ” lên những cảm xúc mà con tim ta không thể định nghĩa? Làm sao theo đuổi ước mơ vô hình? Đi bao xa để tìm thấy bản ngã tự tại? Tìm ở đâu những thứ không có hình hài như tình yêu, hạnh phúc, thành công đích thực?
Bạn đang xem: ‘Nhà giả kim’: ‘Khi thực lòng muốn điều gì, cả vũ trụ sẽ giúp đỡ ta’
Paulo Coelho chỉ mất hơn 200 trang sách để trả lời tất cả những câu hỏi trên dựa theo pháp lý của “giả kim thuật”, rằng chìa khoá cho tình yêu, hạnh phúc, sự thành công chỉ có một: “Khi ta thực lòng muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ giúp đỡ ta”.
Sách “Nhà giả kim”.
‘Trao đổi đồng giá’ là nguyên tắc cốt lõi của thuật giả kim
Điểm nhìn của câu truyện được đặt vào Santiago, chàng trai đã bỏ lại gia đình và sự nghiệp sáng lạn chỉ để được “đi đó đi đây” khắp những đồng cỏ Andalusia. Cậu bỏ lại sự nghiệp vẻ vang quyền quý nhất lúc bấy giờ để chấp nhận được làm một kẻ lang thang với một cây gậy, quyển sách, vài đồng tiền lẻ cùng một đàn cừu giúp cậu bớt cô đơn và thi thoảng bán lông cừu để lấy tiền đổi sách.
Cuộc hành trình của cậu mới thực sự bắt đầu dưới bóng của một nhà nguyện cũ, nơi cậu có một giấc mơ về “kho tàng” đang đợi cậu tại nơi được bao phủ bởi sa mạc, dưới chân 3 kim tự tháp khổng lồ.
Cái giá của cuộc hành trình này với cậu chính là tất cả mọi thứ, bán đi đàn cừu, rời bỏ vùng đồng bằng mênh mông với những ngọn đồi trải dài theo áng chiều tà, nơi cậu cảm nhận từng cơn gió mỗi khi ngắm hoàng hôn và tự nhủ sẽ thật tuyệt nếu ta nghe được gió nói.
Santiago bán đi đàn cừu, những “người bạn” duy nhất tin tưởng cậu trong suốt những ngày tháng rong ruổi lấy một túi tiền. Nhưng sau đó cậu bị chính người bạn đầu tiên trong cuộc hành trình này lừa lấy mất túi tiền – tài sản duy nhất Santiago có. “Trao đổi đồng giá” là nguyên tắc cốt lõi của thuật giả kim
Cậu tiếp tục dạo bước nơi đất khách quê người để theo đuổi một giấc mộng và không thể nghĩ tới “kho tàng” dưới chân kim tự tháp với một chiếc bụng đói, nỗi thống khổ của sự mất mát và cũng chẳng có lấy một chỗ ngả lưng. Giá trị của cuộc hành trình có là gì khi không phải đánh đổi.
‘Nhà giả kim’ trả lời về sự cô độc, mất mát và hoài nghi
Xem thêm : Phan Thị Bích Hằng chia sẻ kỳ bí về người cõi âm
Không cần dùng tới biện pháp tu từ mạnh, không cần so sánh, nhân hoá hay đặc tả, bằng lối hành văn và từ ngữ bình dị của Paulo Coelho đã phác hoạ lên một nỗi cô đơn siêu thực như muốn găm vào trái tim của những đứa con nơi đất khách quê người bất kể quốc tịch hay vị trí địa lý. Trải nghiệm của tác giả qua nhiều năm rời xa quê hương Brazil của ông đã giúp ông nhận ra chân lý rằng con người ta cô đơn nhất khi thiếu đi những thứ bình dị tưởng chừng như đơn giản nhất. Đó chính là ngôn ngữ.
Theo chân Santiago trong những tháng ngày trắng tay với tư cách là kẻ hành khất ở một đất nước xa lạ, với những phong tục tập quán cùng ngôn ngữ kỳ lạ, cảm giác cô độc, sự hoài nghi về số phận của mình bủa vây như muốn nuốt chửng cậu nơi đất khách quê người, người đọc sẽ có cảm giác như mình chính là điểm nhìn của câu truyện chứ không phải Santiago. Không thể nói ra những gì mình muốn, mà có nói cũng chưa chắc người khác có thể hiểu mình. Cảm giác cô độc chiếm lấy Santiago từ trước khi cậu có thể nói được câu đầu tiên trong ngày.
“Giờ tối nhất trong đêm lại chính là ngay trước rạng đông”
“Phải kiên nhẫn vô cùng, đó là đức tính đầu tiên”
Hãy cho chúng ta thời gian để bình tâm trước những thay đổi mới lạ, kiên nhẫn với chính bản thân mình khi ta lâm vào khủng hoảng.
Cậu nhớ lại khoảng thời gian khi còn là một gã chăn cừu, làm sao cậu biết khi một con cừu khoẻ mạnh hay ốm đau, ngược lại, đàn cừu cũng đưa cậu đi tìm những dòng suối mát lành khi cậu khát, đưa cậu tới những rặng đồi ngợp bóng cây để cậu có thể nghỉ trưa trong khi người và cừu đâu có nói chung một thứ tiếng? Chính đàn cừu đã dạy cho cậu thứ được gọi là “ngôn ngữ của vũ trụ”.
Bất chấp cách biệt về mặt ngôn ngữ, Santiago nhận ra: đau đớn, đói bụng, khát, buồn, vui, đều là những cảm nhận chung mà bất cứ nơi đầu người ta cũng có thể thấy. Bằng cách giúp đỡ một người đàn ông dựng gian bán hàng ở chợ, cậu kiếm được bữa ăn đầu tiên, rồi sau đó là những bữa ăn tiếp theo. Cho tới một ngày nhận được sự tin tưởng từ người chủ cửa hàng pha lê, cậu được thuê vào làm nhân viên dọn dẹp cùng một chỗ ăn ngủ đàng hoàng. Sau 3 năm ròng Santiago đã thành thạo được ngôn ngữ xa lạ này và kiếm lại được gấp ba lần số tiền khi xưa cậu bị cướp mất.
“Cậu chợt nghiệm ra rằng mình đang áp dụng vào thế giới mới lạ này những bài học mà lũ cừu đã dạy cho mình”,
“Tất cả chỉ là một”,
“Những bậc trí giả đã nhận ra rằng thế giới này chỉ là một phiên bản duy nhất”,
“Đó là ngôn ngữ của sự phấn khởi, nỗ lực, hăng say dốc sức thực hiện điều mình vững tin và mong mỏi đạt được. Cậu cảm thấy có thể chinh phục cả thế giới như cách cậu đã chinh phục thành phố này”.
Xem thêm : Tứ Đại Bồ Tát là ai? Tìm hiểu về các vị Bồ Tát trong Tứ Đại Quan Âm
Ý nghĩa của cuộc hành trình thông qua cuộc gặp gỡ với Nhà giả kim
Hành trình đi tìm kho tàng của Santiago là hành trình dựa trên sự đánh đổi để tìm kiếm giấc mơ, hành trình của sự giác ngộ, giải thoát chúng ta khỏi những thắc mắc mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có về tình yêu đích thực, hạnh phúc vững bền và giá trị của những chuyến đi. Qua đó chúng ta nhận diện được tình yêu đích thực giữa hàng triệu định nghĩa về tình cảm đôi lứa, hạnh phúc đích thực là khi ta cảm nhận chính mình qua mỗi nơi mình đi qua, vì hạnh phúc cuối cùng được ví như rừng cây chà là giữa sa mạc, để đến được với rừng cây chà là thì vua chúa hay kẻ ăn xin cũng phải bước qua biển cát.
Hạnh phúc đích thực không nằm ở danh vọng, tiền tài hay địa vị mà thuộc về kẻ có thể ngắm nhìn thế giới bằng con mắt hân hoan khi trong tim đã vượt qua những khổ đau và không để mất những gì mình đang có.
Paulo Coelho đã khéo léo lồng ghép hình ảnh Nhà giả kim như người dẫn đường cho Santiago trên chặng đường khó khăn ở sa mạc. Ý nghĩa của cuộc hành trình này cũng chính là mục đích ẩn dụ đằng sau “đá tạo vàng” và “thuốc trường sinh”.
Với con mắt của kẻ tham lam, “đá tạo vàng” và “thuốc trường sinh” sẽ là những thứ nực cười trong con mắt ngạo mạn và cái tôi thật lớn cho rằng sự hiểu biết thuộc về mình. Nhưng dưới con mắt của bậc giác ngộ, “đá tạo vàng” cùng “thuốc trường sinh” chính là công thức khiến con người ta rũ bỏ lòng tham và nỗi sợ, là cảnh giới cuối cùng của diệt khổ, đưa chúng ta đến với hạnh phúc trường tồn.
Tình yêu đích thực
Đối với tình yêu, khi ta tìm thì sẽ không thấy mà ta chỉ thấy khi ta không tìm. Santiago không ngờ rằng tình yêu tìm đến với cậu ở giữa ốc đảo, ngay trước khi cậu buộc phải bắt đầu cuộc hành trình mới. Tình yêu có nghĩa lý gì khi cản trở con người ta thực hiện ước mơ của mình? Nhưng liệu cuộc hành trình này có còn ý nghĩa nữa không khi ta phải đánh đổi cả những gì yêu thương nhất?
Paulo Coelho không thể định nghĩa tình yêu, nhưng thông qua thuật giả kim ông có thể hiểu được tình yêu theo cách chính xác nhất:
“Nếu những gì đã là thật, là vàng ròng thì chúng sẽ không bao giờ hư hao”
Người ta có thể tạo ra rất nhiều kim loại có tính chất giống vàng thông qua thuật giả kim, nhưng theo thời gian lớp mạ vàng óng ánh sẽ mất đi để lộ hỗn hợp kim loại đen đặc xấu xí. Chỉ có vàng ròng đích thực mới không thể phai nhạt theo thời gian. Tình yêu cũng vậy, có thể lửa sẽ thử vàng như cách cuộc sống thử thách tình yêu, khi lửa đã tắt và những thử thách khép lại, những gì còn lại đều xứng đáng để được trân trọng và yêu thương.
Minh Quang
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo