Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát? Tên cách vị Phật và Bồ Tát như thế nào? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
- Nghiên cứu: Tôn giáo và tâm linh có thể giúp giới trẻ vượt qua khủng hoảng tinh thần – Tin, bài nghiên cứu và trao đổi ý kiến của độc giả | Ban Tôn giáo Chính Phủ
- BÁT ĐẠI BỒ TÁT PHÁP VƯƠNG TỬ
- Giới Bồ tát tại gia
- Nhà khoa học Albert Einstein có mối liên hệ nào với Đạo Phật?
- Tượng Địa Tạng Bồ Tát Cưỡi Linh Thú Đề Thính Bằng Đá
Phật là ai?
Danh từ Phật xuất phát từ chữ Phạn बुद्धा, đọc là Buddhā, dịch nghĩa là “Giác ngộ”. Ban đầu, người Việt tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ theo ngả nam truyền, khi các nhà sư Ấn Độ đi theo các nhà buôn bằng đường biển tới vịnh Bắc Việt, mang đạo vào kinh đô Luy Lâu của nước Việt bấy giờ. Sau đó, nghe họ phát âm là “Buddha”, phiên âm trực tiếp ra là “Bụt” (đọc Nôm chữ 孛 ).
Bạn đang xem: Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát? Tên các vị Phật và Bồ Tát
Chính vì thế, trong các truyện cổ Việt Nam từ thời Văn Lang trở đi, ta sẽ thấy “ông Bụt” thường xuất hiện cứu giúp người bị oan và đau khổ là thế. Và về sau, khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, trong tiến Hán, từ Buddha được phiên âm là Phật đà rồi sau đó rút gọn thành Phật.
Bên cạnh đó, ở thế kỷ thứ 4 – 5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà ở Việt Nam từ Bụt dần bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Như vậy, Phật hay Bụt cũng đều dùng để chỉ sự giác ngộ (hiểu biết một cách sâu sắc, trọn vẹn). Tuy nhiên, Phật hay sự giác ngộ không phải là chỉ sự hiểu biết về một lĩnh vực nào đó mà nó còn là sự thấu hiểu rõ ràng, thông suốt về muôn sự, muôn vật có trên thế giới này.
Con người chỉ có thể đạt được sự giác ngộ khi đã tự mình trải qua hoàn cảnh, tự mình đúc kết được những kinh nghiệm trân quý, bài học sâu sắc. Nó trở thành một thứ chân lý tối thượng và khi đó người ta mới đạt được sự hiểu biết thực sự, gọi là giác ngộ.
Theo đó, Phật có nghĩa là giác ngộ, là tình trạng giải thoát trong tâm mà một người tu hướng tới. Nó thường nằm ở trong tâm của mỗi người, không liên quan đến tướng mạo, nghề nghiệp, địa vị, hèn sang nên trong kinh văn Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nhấn mạnh: “Nếu thấy rõ pháp ấy thì phàm phu không biết một chữ cũng có thể là Phật”.
Phật Đà là gì?
Đức Phật (hay còn gọi là Phật Đà) dịch âm từ ngữ Sanskrit cổ đại. Từ Phật bao hàm các nghĩa như: Tự mình giác ngộ hoặc giác ngộ cho người khác và giác ngộ – thấy biết tất cả, không gì là không thấy biết, không lúc nào là không thấy biết. Do đó, Phật còn có các danh hiệu “Nhất biến tri” hay là “Chính biến tri”.
Phật Đà (nói ngắn gọn hơn là Phật) nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này cách đây 2589 năm ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ). Sau khi thành đạo có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích ca là dòng họ, Mâu Ni là danh hiệu chung chỉ các bậc Thánh thời cổ đại ở Ấn Độ và có nghĩa là tĩnh lặng. Đây là vị giáo chủ của đạo Phật.
Bồ Tát là gì?
Bồ Tát là dịch âm từ chữ Phạn, là lược dịch, dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa. Bồ đề có nghĩa là giác, tát đỏa là hữu tình, Bồ Tát nghĩa là giác hữu tình và hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng được gọi là động vật.
Xem thêm : Những đặc điểm tư tưởng của Phật giáo Nguyên thuỷ, Bộ phái và Đại thừa
Theo đó, Bồ Tát là loài hữu tình có giác ngộ, giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và cảm thông với nỗi khổ đó, phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Chính vì thế mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, hay làm việc thiện thì nói người ấy có tâm Bồ Tát.
Bên cạnh đó, Bồ Tát hiểu theo đúng nghĩa, rất khác với quan niệm Bồ Tát trong dân gian. Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật và phát nguyện tự độ, độ tha, hy sinh bản thân để cứu giúp người. Bồ Tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng mà tượng bằng gỗ, tương bằng đất được thờ phục ở khắp đền miếu. Trước khi muốn thành Phật, chúng sinh phải trai qua một quá trình làm Bồ Tát và muốn làm Bồ Tát thì trước hết phải có tâm nguyện lớn.
Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?
Trong văn hóa Phật giáo, một số vị Phật Toàn giác trong vô số các vị Phật được nhắc đến đầy đủ danh tự trong kinh văn. Và sự tích về các vị Phật cũng được ghi chép lại rất nhiều.
Ban đầu, những kinh văn nguyên thủy chỉ nêu 7 danh vị Phật với danh tính và tiểu sử rõ ràng đó:
Kinh Đại bổn (tiếng Nam Phạn: Mahãpadãnasutta) trong Trường bộ kinh – tương ứng với kinh Đại bản duyên (chữ Hán: 大本緣經) trong Trường a-hàm, chép những danh vị Phật đầu tiên gồm có 3 vị Phật của trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật của hiền kiếp cộng với Phật Thích Ca Mâu Ni được hợp xưng là 7 vị Phật quá khứ.
Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (tiếng Nam Phạn: Cakkavati-Sìhanàda sutta) của Trường bộ kinh – tương ứng kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành (chữ Hán: 轉輪聖王修行經) trong Trường a-hàm. Ngoài ra, còn có thêm danh vị của Phật Di-lặc, một vị Phật sẽ xuất hiện ở thời tương lai.
Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc sẽ là người kế vị Phật Thích ca – người sẽ xuất hiện trên thế gian và đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng Pháp thuần tịnh.
Thế nhưng trong quá trình phát triển, các kinh văn của Phật giáo cũng mở rộng, ghi chép thêm nhiều danh vị Phật khác.
Trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ, có chép bổ sung thêm danh tự của 21 vị Phật, cùng với 7 vị Phật quá khứ, hợp thành 28 vị Phật (chữ Hán: 二十八佛; Nhị thập bát Phật).
Kinh văn của Phật giáo Đại thừa còn bổ sung thêm nhiều tên của các vị Phật, đôi khi cho rằng đã có hoặc sẽ có vô số vị Phật.
Một số hệ phái Phật giáo Bắc tông lại đề cao hình tượng Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), trong đó Phật Thích-ca giữ vị trí Phật hiện tại hoặc vị Phật ở Trung tâm.
Một số hệ phái khác lại tôn sùng hình tượng Ngũ phương Phật (五方佛) hoặc Thập phương Phật (十方佛) với các danh vị và địa vị các vị Phật có ít nhiều dị biệt.
Như vậy, theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng có 57 vị Phật, Bồ Tát. Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có hình tướng và hạnh nguyện riêng. Không để bạn phải chờ đợi lâu, sau đây là tên của các vị Phật, Bồ Tát.
Tên các vị Phật và Bồ Tát
Mỗi vị Phật, mỗi vị Bồ Tát đều có một hình tướng và hạnh nguyện riêng. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các ngài đó là đều có lòng thương chúng sinh vô hạn, vô tận và làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh. Sau đây là tên các vị Phật và Bồ Tát mà bạn có thể tham khảo.
- Đạo Sư Liên Hoa Sanh.
- Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Đức Phật Tài Bảo Jambala.
- Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
- Bổn Tôn Đức Tara Trắng.
- Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay.
- Đức Kim Cương Thủ.
- Ngài Tara Xanh.
- Đức Phật Di Lặc.
- Đức Phật Dược Sư.
- Đức Diệu Âm Thiên Nữ.
- Đức Mahakala Như Ý – Cintamani Mahakala.
- Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu.
- Ngài Guru Bọ Cạp.
- Đức Phật Vô Lượng Thọ – Amitayus.
- Ngài Ganesha.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
- Dakini Đầu Sư Tử Simha Mukha.
- Đức Mã Đầu Minh Vương – Hayagriva.
- Đức Kim Cương Tát Tỏa – Vajrasattava.
- Đức Bất Động A Súc Bệ.
- Đức Kim Cương Heo Nái – Vajravarahi.
- Đức Đại Hắc Kim Cương Sáu Tay – Mahakala Sáu Tay.
- Đức Hô Kim Cương – Hevajra.
- Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani.
- Đức Trừ Chướng Cái Bồ Tát.
- Đức Phật Kim Cương Trì – Vajradhara.
- Đức Bất Động Minh Vương.
- Đức Phật A Di Đà.
- Đức Địa Tạng Bồ Tát.
- Đức Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Đức Đại Tùy Cầu Bồ Tát.
- Chuẩn Đề Phật Mẫu.
- Đức Hư Không Tạng Bồ Tát.
- Đức Thắng Lạc Luân Kim Cương – Chakrasamvara.
- Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
- Đức Kim Cương Phổ Ba – Vajra Kilaya.
- Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani.
- Đức Kim Cương Thời Luân.
- Đức Khổng Tước Minh Vương.
- Chaturmukha Mahakala – Đức Mahakala Bốn mặt.
- Đức Phổ Hiền Như Lai Phối Ngẫu.
- Cam Lồ Quân Trà Lợi Minh Vương – Amrita Kundali.
- Đức Quan Âm Trắng Ôm Phối Ngẫu.
- Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu.
- Hàng Tam Thế Minh Vương.
- Đức Phật Bất Không Thành Tựu.
- Đức Phật Bảo Sanh.
- Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương.
- Đức Phật Tì Lô Giá Na – Đại Nhật Như Lai.
- Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương.
- Bà Mẹ Một Mắt Ekajati.
- Đức Kim Cương Khủng Bố – Yamataka.
- Đức Kim Sí Điểu – Garuda.
- Đức Kim Cương Dạ Ma Vương – Yama.
- Đức Bạch Tán Cái Phật Mẫu – Sitatapatra.
- Đức Như Ý Luân Quan Âm – Cintamani Cakra.
Trên đây tên các vị Phật và Bồ Tát mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Stt lời Phật dạy về cuộc sống, tình yêu hay ngắn
- Nhạc Phật tịnh tâm dễ ngủ, nhạc kinh Phật dễ ngủ, nhạc niệm Phật ngủ ngon
- 13 Bài thơ Phật giáo hay nhất, thơ về Phật ý nghĩa
- 20 Hình Phật Quan Âm đẹp, ảnh Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát 3D chất lượng cao
- Hoa ưu đàm là gì, có thật không? Hoa ưu đàm nở có ý nghĩa gì?
- Bài cúng Phật Giáo Hòa Hảo hằng ngày và cách cúng chuẩn nhất
- Tên các vị thần Ai Cập cổ đại và hình ảnh, biểu tượng
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo