Với các chuyên gia nguyên nhân còn được chỉ ra từ “sự đổ vỡ sẵn có” trong cấu trúc nội tại của thị trường.
- Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn Bất động sản An Phú | Sàn BĐS ANCƯ
- Top 3 mẫu kịch bản telesales BĐS chốt khách thành công
- Nhận định bất ngờ về thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2023
- Thị trường bất động sản Việt Nam 2021 và xu hướng 2022
- Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020: Sau nốt trầm là những nốt thăng đầy hy vọng
Dưới đây là những sự kiện tiêu biểu do Ban biên tập CafeF bình chọn.
Bạn đang xem: 8 sự kiện bất động sản tiêu biểu năm 2011
1. Nghị quyết 11 thắt chặt tín dụng BĐS
Trước áp lực phải kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô. Ngày 24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01. Theo đó, ngân hàng siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS, so với năm 2010 (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16%).
Biện pháp này đã có tác động lớn đến thị trường BĐS, nguồn vốn chủ yếu nuôi dưỡng cho thị trường nhà đất bỗng suy giảm mạnh đã dẫn tới chênh lệch cung – cầu lớn, giá BĐS giảm mạnh, còn người mua thì “không việc gì phải vội”.
2. Bất động sản rớt giá mạnh
Tác động lớn nhất từ việc thắt tín dụng vào BĐS là thị trường bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cung giảm, cầu giảm, nợ xấu tăng. Chỉ trong vòng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 giá đất nền tại 70% các khu đô thị mới nằm ở ven nội thành Hà Nội đều giảm giá. Đáng chú ý, các dự án phía Tây có mức tụt giá lên đến 20-30% như Kim Chung Di Trạch, Gelexinco Lê Trọng Tấn, Văn Phú, Vân Canh…
Đến nay, với chủ trương đưa tỷ trọng dư nợ về 16%, các ngân hàng gia tăng siết các khoản nợ. Một đợt bán tháo BĐS lại tiếp tục xảy ra khiến giá đi xuống. Làn sóng bán tháo bắt đầu bằng sự kiện gây sốc trên thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh khi chủ đầu tư Cty cổ phần địa ốc Dầu khí (PVL) đã điều chỉnh giảm giá bán căn hộ tới 35%, tiếp theo đó, tại Hà Nội Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 đã đưa ra quyết định giảm giá từ 5-7 triệu đồng/m2 căn hộ tại dự án VP3 Linh Đàm và CT6 Xa La thuộc Khu nhà ở Bemes Cầu Bươu. Đây là khởi đầu cho “làn sóng” giám giá trên thị trường BĐS 2 miền Nam, Bắc những tháng cuối năm.3. Vỡ nợ hàng loạt liên quan đến BĐS
Xem thêm : Mở bán căn hộ chung cư Bình Khánh Thuận Việt Quận 2 – Nhận Nhà Ngay
2011 ghi nhận hàng loạt các vụ vỡ nợ của các “đại gia” buôn đất. Đầu tiên phải kể đến vụ vỡ trăm tỷ của Nguyễn Thị Cúc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng nổi danh khi mạnh tay vay hơn 250 tỷ đồng (trả lãi tới 10 tỷ đồng/tháng) để đầu tư nhà đất quanh Hà Nội. Tiếp đấy là vụ Vợ chồng Bùi Thị Quyên và Tạ Việt Quang (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội). Bước đầu vợ chồng Quang – Quyên khai nhận việc đã vay 200 tỷ đồng với lời hứa trả lãi suất cao lên tới 2.500đ/1.000.000đ/ngày để đầu tư BĐS.
Vụ trùm nợ Nguyễn Thị Dậu cũng từng làm náo động Quận Hà Đông, Hà Nội khi vay 150 tỷ đồng, trả lãi lên đến 4 tỷ đồng/tháng để chuyển cho Nguyễn Đức Thắng (Quang Trung, Hà Đông) vay lại đầu tư vào BĐS. Một đại gia BĐS có tiếng tại Bắc Ninh cũng lâm vào cảnh vỡ nợ là vợ chồng Giám đốc Cty BĐS Hải Hà là Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Chí Việt. Tâm thừa nhận đã vay nợ gần 130 tỷ đồng, cũng với lãi suất siêu khủng, để mua các biệt thự tại Bắc Ninh và ven Hà Nội, cả thảy gần 50 căn.
4. Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Hà Nội
Sau nhiều chờ đợi, ngày 27/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, trung tâm hành chính – chính trị quốc gia vẫn đặt tại Ba Đình. Tuy nhiên, một số bộ, ngành sẽ chuyển trụ sở đến khu Mỹ Đình và khu Tây Hồ Tây. Không quy hoạch các cơ quan Chính phủ tại Ba Vì… Cũng theo quy hoạch, Hà Nội có đô thị trung tâm từ vành đai IV trở vào là trung tâm chính trị, văn hóa, dịch vụ, y tế, giáo dục chất lượng cao của cả nước. Cùng với đó, hình thành năm đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn và các đô thị sinh thái. Đặc biệt, Hà Nội có khu vực hành lang xanh nằm giữa khu trung tâm và các đô thị vệ tinh. Theo tính toán của các chuyên gia, để thực hiện được dự án này thì số vốn phải lên tới 300, thậm chí là 400 tỷ USD. Ước tính, 20 năm cho Hà Nội bằng 4 năm GDP của cả nước.
5. Năm của hạ tầng lớn
Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) với tổng số vốn ước tính bán đầu là 10 tỷ USD, dự kiến sẽ khánh thành vào trước năm 2020
Ngày 10-10, depot và toàn tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được khởi công xây dựng. Đây là tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng nối trung tâm thành phố với Hà Đông, có chiều dài là 13,08 km và tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỷ đồng.
Tại TP HCM, ngày 20/11 hầm Thủ Thiêm với tổng trị giá 2.083 tỷ đồng đã chính thức thông xe. Cùng ngày đoạn Đại lộ Đông Tây còn lại cũng được đưa vào sử dụng. Toàn bộ Đại lộ dài 22 km được thông xe toàn tuyến, kết nối phía Đông và phía Tây của TP HCM bằng một trục đường duy nhất với chưa đầy 30 phút chạy xe.
Năm 2011 cũng là năm đáng chú ý với các dự án giao thông “rùa bò” và đầy tai tiếng. Tiêu biểu nhất là dự án xây dựng Nhà ga sân bay Quốc tế Đà Nẵng, dự án quốc lộ 32. Dư luận gần đây cũng đang quan tâm đến sự xuống cấp nhanh và nghiêm trọng của nhiều tuyến đường cao tốc mới đưa vào hoạt động như: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cầu Thuận Phước, đại lộ Thăng Long, mặt cầu Thăng Long…
Xem thêm : Nền tảng giao dịch bất động sản
6. Xung đột tại các chung cư cao cấp
Thị trường chung cư cao cấp kết thúc một năm đầy “khó nhọc” khi hàng loạt các vụ kiện cáo xảy. Nếu các dự án chưa đi vào hoạt động, chủ đầu tư và cư dân kiện nhau về tiến độ dự án, lãi suất đóng tiền theo tiến độ…thì tại các dự án đã được bàn giao nhà cư dân và chủ đầu tư không tìm được tiếng nói chung về phí dịch vụ đã đưa nhau ra tòa. 4 vụ tranh chấp chung cư đình đám nhất năm 2011: Tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam bị cư dân khởi kiện về phí dịch vụ, chủ đầu tư và cư dân Golden Westlake kiện nhau về tranh chấp diện tích chung riêng, Làng Việt Kiều Châu Âu bị tố áp lãi suất khủng, chủ đầu tư chung cư Quốc Cường 1 và khách mua đưa nhau ra tòa về việc giao nhà chậm nhưng không trả tiền bồi thường cho dân.
7. FDI vào BĐS năm 2011 sụt giảm nghiêm trọng
Năm 2011 lại đánh dấu một năm giảm sút nghiêm trọng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS, và là năm đạt con số thấp nhất trong 5 năm qua. Cụ thể, năm 2008 đạt khoảng 23,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 6,8 tỷ USD trong khi đó đến hết tháng 11/2011 vốn FDI vào BĐS mới đạt 464 triệu USD, thấp kỷ lục so với những năm trước đó.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ lớn đang gặp khó khăn về tài chính vì vậy không thể tiếp tục mở rộng đầu tư mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án đã triển khai. Bên cạnh đó, thị trường BĐS cũng đang gặp rất nhiều vấn đề như không có tính thanh khoản, giá giảm mạnh vì vậy không tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.
8. “Ế” nhà thu nhập thấp
Các dự án xây nhà cho người có thu nhập thấp đang bị chủ đầu tư “ngán”, còn người mua thì dù có suất nhưng không đủ tiền mua. Hiện Hà Nội có một số dự án nhà thu nhập thấp đang được triển khai nhận hồ sơ mua nhà như: Đặng Xá, Đại Mỗ và Sài Đồng triển khai nhận hồ sơ xin mua nhà. Tuy nhiên, không như trước đây, các đợt mở bán thời gian gần đây đều gần như vắng hoe.
Một trong những lý do khiến cho nhiều khách hàng chê nhà dành cho người thu nhập thấp vì mức giá quá cao khoảng 13 triệu đồng/m2. Mặt khác, điều khiến nhiều khách hàng phàn nàn về nhà TNT chính là tiến độ đóng tiền khá căng thẳng. Bên cạnh đó, thủ tục mua nhà cũng khá lằng nhằng và khách hàng mua nhà TNT cũng bị ràng buộc bởi những điều kiện, yêu cầu phức tạp về sở hữu, thời gian chuyển nhượng, xét duyệt…
Ban biên tập CafeF
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Bất động sản