Phong thủy không phải là cụm từ xa lạ trong đời sống. Từ việc nhỏ như bố trí bàn làm việc cho đến những đại sự như xây nhà, mở nhà hàng, quán cà phê hay kinh doanh nói chung thì gia chủ đều quan tâm đến yếu tố phong thủy. Vậy các yếu tố và thông tin mà bạn cần biết về phong thủy là gì?
- Đeo vòng tay phong thủy tay nào? Tay trái hay tay phải thì bình an, hút tài lộc?
- 5 tác dụng đá thạch anh hồng: 20 loại trang sức & vật phẩm phong thuỷ
- Những vật phẩm phong thủy phòng khách gọi “thần tài” gõ cửa
- Cách chọn hũ gạo và sắp xếp hũ gạo đúng phong thủy
- 5 tác dụng đá thạch anh đen? Viên Morion tái sinh nguồn sống mới
Phong thủy là gì?
Khi nhắc đến phong thủy, nhiều người thường nghi ngờ mê tín dị đoan. Vậy phong thủy có phải mê tín dị đoan hay không? Khi tiếp cận và tìm hiểu thì đây thực sự là bộ môn khoa học.
Bạn đang xem: Phong thủy là gì? Tổng hợp đầy đủ kiến thức không nên bỏ qua
Phong thủy (chữ Hán: 風水, tiếng anh là: Geomancy) là học thuyết nghiên cứu về hướng gió, hướng khí, mạch nước,.. những gì ảnh hưởng đến đời sống họa phúc và con người.
Theo đó, phong thủy nghiên cứu tổng thể các yếu tố như: hướng gió, hướng khí, mạch nước tác động đến họa phúc và đời sống con người. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi tách đôi hai chữ “Phong”, “Thủy”. “Phong” nghĩa là gió, không khí chuyển động. “Thủy” là nước, đại diện cho địa thế.
Lý giải về phong thủy
Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ. Phong thủy là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy còn liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự.
- Cát ắt là phong thủy hợp
- Hung ắt là phong thủy không hợp
“Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”.
Sách Táng thư viết
Do vậy mà phong thủy cũng ra đời
Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành.
Phong thủy bắt nguồn từ đâu?
Phong thủy bắt nguồn từ Trung Quốc. Mặc dù không có mốc thời gian chính xác, song tương truyền thuật phong thủy xuất hiện từ khá sớm. “Phong thủy” được người đời nhắc đến lần đầu vào thời Ngụy Tấn. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, phong thủy trở nên phổ biến và ăn sâu vào tiềm thức người dân các nước phương Đông.
Ý nghĩa của phong thủy là gì?
Tuy phong thủy có vai trò lớn trong mệnh vận con người, song vai trò chỉ là hỗ trợ, cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Người ta tìm đến phong thủy với mong muốn giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc, khỏe mạnh và sung túc.
Phong thủy là một phương pháp mang tính khoa học, hoàn toàn không gắn liền với bất kì tín ngưỡng nào. Chúng là sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường bên ngoài với nhau. Dựa vào đó, ta đưa ra những vị trí thuận lợi nhất có thể đối với mỗi người, cách bài trí, thiết kế có thể hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.
Mối quan hệ giữa phong thủy và đời sống
Dân gian xưa thường có câu: “Chọn đất mà ở”, “Gần nước hướng về mặt trời”.
Từ đó chúng ta rút ra được những kinh nghiệm để tránh những điều kiêng kỵ khi xây nhà hay sắp xếp, thiết kế nội thất trong nhà phù hợp phong thuỷ.
Phong thủy có liên quan mạnh mẽ đến:
- Hưng thịnh
- Họa phúc (hợp phong thủy)
- Cát hung
- Suy vong
- Thọ yếu (không hợp phong thủy) trong làm ăn, kinh doanh
- Sự hanh thông trong công việc và cuộc sống.
Phong thủy còn là nơi tìm kiếm và xác định các địa thế đẹp để làm nơi an cư lạc nghiệp, nơi trú ngụ hoặc là nơi mai táng. Từ đó, mang lại:
- Phúc thọ
- Cát khí song toàn
- Phú quý hiển vinh
Tất cả gọi là thuật phong thủy.
Các yếu tố cơ bản về phong thủy là gì?
- Âm trạch và Dương trạch
- Thuyết ngũ hành
- Số sinh thành và phương vị Ngũ hành
- Bát quái phong thủy
Âm trạch và Dương trạch là gì?
Nếu Âm trạch (gọi thông thường là mồ mả) liên quan đến việc xem vị trí chôn cất để mang lại phúc lợi cho con cháu đời sau thì Dương trạch là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố.
Phong thủy quan niệm rằng: dương trạch phải hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên thì con người có thể sống hạnh phúc, khỏe mạnh và tránh nhiều tai họa.
Từ ngày xưa, người ta đã cho rằng phong thủy là yếu tố quan trọng trong vận mệnh của mỗi người. Phong thủy tốt con người mới có thể phát triển. Phong thủy không hợp con người dễ gặp phải tai họa, vận xấu. Bởi số mệnh con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần.
Thuyết ngũ hành là gì?
Ngũ hành là thuật ngữ dùng để chỉ 5 loại vật chất trong vũ trụ gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Việc đem các hiện tượng thiên nhiên, các bộ phận trong cơ thể con người sắp xếp theo 5 loại vật chất này gọi là thuyết ngũ hành.
Nhắc đến ngũ hành, người ta nói đến sự vận động và chuyển hóa không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Học thuyết ngũ hành là sự liên hệ cụ thể hơn và quan sát kỹ lưỡng. Từ đó, quy nạp các sự vật trong tự nhiên. Thuyết này diễn giải quy luật của vạn vật thông qua hai quy luật: tương sinh và tương khắc.
Trong y học cổ truyền, thuyết ngũ hành không được dùng để biểu thị 5 loại hình vật chất đặc thù nói trên. Nó là đại diện cho 5 thuộc tính công năng.
Thông qua quan điểm về cấu tạo của hệ thống, Đông y quan sát cơ thể con người và miêu tả về mối quan hệ giữa các bộ phận. Đây được xem là hệ thống lý luận chặt chẽ. Nó mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác khám chữa bệnh của y học cổ truyền.
Các thuộc tính của thuyết ngũ hành trong phong thủy là gì?
Thuộc tính của các sự vật, hiện tượng theo thuyết ngũ hành được giải thích tương ứng với từng loại vật chất vũ trụ như sau:
- Mộc (gỗ): Đây là hình thái đại diện cho sự sinh trưởng của cây. Cây phát triển mang tính hướng lên trên, ra bên ngoài. Các sự vật có tính chất sinh trưởng, mang tính thông thoát đều thuộc hành mộc.
- Hỏa (lửa): Đại diện cho sức nóng, mang tính hướng lên trên. Các sự vật có tính ôn nhiệt, tác dụng thuộc bốc lên trên thuộc hành hỏa.
- Thổ (đất): Đại diện sự vật mang tính hóa sinh. Thường có tác dụng truyền tải, thu nạp.
- Kim (kim loại): Đại diện cho các sự vật thanh khiết, thu liễm và đưa xuống dưới.
- Thuỷ (nước): Thường mang đặc trưng là tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Dành cho các sự vật nào hướng xuống dưới, mang tính tư nhuận, hàn lương đều thuộc hành thủy.
Quy luật của học thuyết ngũ hành
Thuyết ngũ hành diễn giải quy luật vạn vật trong vũ trụ thông qua hai quy luật cơ bản: tương sinh và tương khắc.
Quy luật tương sinh là gì?
Thuyết ngũ hành tương sinh nói rằng mỗi sự vật trong ngũ hành thủy, hỏa, mộc, kim, thổ sinh ra đều có thứ tự. Chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thứ tự tương sinh theo thuyết này là:
- Mộc sinh hỏa
- Hỏa sinh thổ
- Thổ sinh kim
- Kim sinh thủy
- Thủy sinh mộc
Quá trình tương sinh này được lặp đi lặp lại không ngừng. Hành đứng trước đóng vai trò sinh ra được gọi là “mẹ”. Hành được sinh ra gọi là “con”.
Xét riêng trong cơ thể con người:
- Thận thủy sinh can mộc
- Phế kim sinh thận thủy
- Tỳ thổ sinh phế kim
- Tâm hỏa sinh tỳ thổ
- Can mộc sinh tâm hỏa
Xem thêm : Đá Thạch Anh Tím là gì? Công dụng của đá Thạch Anh Tím trong phong thủy
Quy luật tương sinh được vận dụng rất nhiều trong việc khám, chữa bệnh của Đông y.
Quy luật tương khắc là gì?
Học thuyết ngũ hành tương khắc khái quát mối quan hệ ức chế của 5 hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Thứ tự tương khắc như sau:
- Mộc khắc thổ
- Thổ khắc thủy
- Thủy khắc hỏa
- Hỏa khắc kim
- Kim khắc mộc
Quá trình tương khắc cũng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Nếu xét trong cơ thể con người và mối quan hệ sinh bệnh tật như sau:
- Can mộc khắc tỳ thổ
- Tỳ thổ khắc thận thủy
- Thận thủy khắc tâm hỏa
- Tâm hỏa khắc phế kim
- Phế kim khắc can mộc
- Can mộc khắc tỳ thổ
Tương sinh tương khắc là hai quy luật cơ bản của thuyết ngũ hành
Quy luật vũ – thừa là gì?
Nếu quy luật tương sinh – tương khắc bị phá vỡ, quy luật vũ – thừa sẽ xuất hiện. Trong đó:
- Quy luật tương thừa: Nói đến sự tương khắc quá mạnh. Nó đã vượt qua khỏi những giới hạn khắc chế bình thường.
- Quy luật tương vũ: Khi một hành nào đó quá mạnh sẽ ức chế khả năng khắc chế nó của hành nào đó. Ngược lại, nó quay lại khắc chế và được gọi chung là phản khắc.
Số sinh thành và phương vị Ngũ hành
Theo quan điểm của Ngũ hành, Trời đất gồm 2 bộ số cho 1 mệnh từ 1 – 10. Chúng tương ứng với 5 hành: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Theo đó, hãy xem xét đến phương vị ngũ hành tương ứng với từng mệnh:
- Thủy: 1, 6- phương Bắc
- Hỏa: 2, 7- phương Nam
- Mộc: 2, 8 – phương Đông
- Kim: 4, 9 – phương Tây
- Thổ: 5, 10 – chính giữa
Từ phong thủy Ngũ hành, ta có thể ứng dụng vào cuộc sống như:
- Chọn hướng theo tuổi mệnh
- Chọn màu hợp mệnh
- Kết hợp làm ăn giữa người hợp mệnh
Phong thủy bát quái là gì?
Phong Thủy Đồ Hình Bát quái là công cụ tối quan trọng trong việc xác định phương hướng thiết kế và bố trí vạn vật nhằm đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ và tránh tai họa.
Bát quái có 8 quẻ gồm:
- Quẻ Càn
- Quẻ Khôn
- Quẻ Chấn
- Quẻ Tốn
- Quẻ Cấn
- Quẻ Khảm
- Quẻ Đoài
- Quẻ Ly
Cụ thể như sau:
Quẻ Càn – Sự sáng tạo
Quẻ Càn gồm có 3 hào Dương (3 vạch liền). Đây là 3 quẻ liên quan đến lãnh tụ, người cha và trưởng nam. Quẻ Càn sẽ tượng trưng cho trời, cho nghị lực và sự bền bỉ. Càn thuộc đại Kim, hướng Tây Bắc, số 6.
Quẻ Khôn – Sự tiếp nhận
Quẻ Khôn gồm 3 hào Âm (3 vạch đứt). Quẻ Khôn sẽ liên quan đến người mẹ, trưởng nữ, hành Thổ, hướng Tây Nam, số 2. Quẻ Khôn thường tượng trưng cho sự bổ sung toàn vẹn cho quẻ Càn. Theo Kinh Dịch, Khôn phải được Càn hướng dẫn cộng với kích hoạt mới có thể phát huy khả năng đến mức tối đa.
Quẻ Chấn – Sự tăng trưởng
Quẻ Chấn gồm 2 hào Âm trên 1 hào Dương. Quẻ Chấn sẽ liên quan đến con trai cả. Chấn là sấm và cũng là biểu tượng của rồng. Rồng từ dưới sâu bay vút lên bầu trời bão tố. Vì vậy, hào Dương mạnh mẽ từ bên dưới đẩy vụt qua 2 hào Âm. Chấn thuộc hành Mộc, hướng Đông, số 3.
Quẻ Tốn – Sự dịu dàng
Quẻ Tốn gồm 2 hào Dương trên 1 hào Âm (2 vạch liền trên 1 vạch đứt). Quẻ Tốn sẽ tượng trưng cho con gái cả và sự sâu sắc. Quẻ Tốn thuộc hành Mộc, màu nâu hoặc xanh lá cây, hướng Đông Nam, số 4.
Quẻ Cấn – Núi
Quẻ Cấn tượng trưng cho sự tĩnh lặng, và đại diện cho sự chờ đợi và cho tình trạng cô đơn. Quẻ Cấn gồm 1 hào Dương trên 2 hào Âm (1 vạch liền trên 2 vạch đứt). Quẻ Cấn tượng trưng cho con trai út, hành Thổ, hướng Đông Bắc, số 8.
Quẻ Khảm – Sâu thẳm
Quẻ Khảm bao gồm 1 hào Dương ở giữa 2 hào Âm (1 vạch liền ở giữa 2 vạch đứt). Khảm tượng trưng cho con trai giữa, hành Thủy, hướng Bắc, số 1. Khảm chỉ sự khó nhọc, gian khổ. Quẻ này thường không được xem là quẻ của sự vui vẻ, hạnh phúc.
Quẻ Đoài – Niềm vui
Quẻ Đoài gồm 1 hào Âm trên 2 hào Dương (1 vạch đứt trên 2 vạch liền). Quẻ Đoài sẽ tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, con gái út. Đoài cũng có nghĩa là ao, hồ và là miệng cười. Đoài chỉ vẻ ngoài yếu đuối, tuy nhiên bên trong rất bướng bỉnh. Đoài thuộc hành Kim, hướng Tây, số 7.
Quẻ Ly – Sự bám giữ
Quẻ Ly gồm 1 hào Âm ở giữa 2 hào Dương (1 vạch đứt ở giữa 2 vạch liền). Quẻ Ly thuộc hành Hỏa, sẽ tượng trưng cho người con gái giữa. Ly cũng là mặt trời, sự sáng rực, sét, nóng và khô. Quẻ Ly mang hàm ý kiên cường, bên ngoài trông bất khuất, tuy nhiên yếu đuối và trống rỗng bên trong. Quẻ Ly thuộc hướng Nam, số 9.
Tìm hiểu thêm về mối liên hệ của bát quái với thi công nhà phố, thi công biệt thự trong các bài viết sau:
Các trường phái phong thủy phổ biến là gì?
Các trường phái phong thủy phổ biến hiện nay bao gồm:
- Phái loan đầu tức hình thế
- Phái lý khí
- Huyền Không phi tinh quái
Cụ thể như sau:
Phái loan đầu tức hình thế
Loan đầu tức hình thế là phái hình thế tiên phong. Ông tổ của phái này là Phong Thủy tổ sư Quách Phác. Ông vốn là người khởi sự cho môn phái hình thế với chủ trương chú trọng nhất vào 3 vấn đề mà các nhà nghiên cứu phong thủy cần để tâm:
- Hình thế của cuộc đất
- Hình thế của các bộ phận long huyệt sa thuỷ
- Hướng đi đến để luận cát hung.
Hình thế phải phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là Loan Đầu – Hình Tượng – Hình Pháp.
Mối quan hệ giữa Loan Đầu – Hình Tượng – Hình Pháp
Ba tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó, rất có thể phân chia rạch ròi.
- Phái loan đầu
- Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông. Long mạch đến, long mạch đi để tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy đi luận cát hung cho huyệt.
- Phái hình tượng
- Dòng phái này vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này căn cứ vào hình thế tự nhiên của các mạch núi dòng sông. Phái này còn hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng như: con rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương… Căn cứ vào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc họa.
- Phái hình pháp
- Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc, khuôn khổ nhất định trên cơ sở phái loan đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự Cát – Hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như khi có một đường đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm.
3 tiểu phái trên có ranh giới không rõ ràng. Chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt. Bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt. Mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.
Trường phái lý khí
Phái này chủ yếu dựa vào các lý thuyết:
- Âm Dương Ngũ Hành
- Bát Quái
- Hà Đồ
- Lạc Thư
Từ đó làm căn cứ luận đoán. Sau đó áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các yếu tố. Cuối cùng luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch nhà ở. Phái lý khí bao gồm các tiểu phái sau:
- Phái Bát Trạch
- Mệnh lý phái
- Phái tam hợp
- Phái Phiên Quái
- Phái tinh túc
Phái Bát Trạch
Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc. Sau đó, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao:
- Tứ Cát Tinh
- Sinh khí.
- Thiên y.
- Phúc đức.
- Phục vị.
- Tứ Hung tinh
- Ngũ quỷ.
- Lục sát.
- Tuyệt mệnh.
- Hoạ hại.
Trong bài trí, thích hợp Phương cát, Kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị, kỵ Đông Tây hỗn loạn.
Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người. Người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương tự cho Tây tứ mệnh.
Xem thêm : Hướng Dẫn Chọn Vòng Phong Thuỷ Tuổi Nhâm Thân 1992 Phù Hợp
Quan niệm căn cứ vào Bát Trạch mà các học giả phong thủy có căn cứ để phân chia công cửa phòng, vốn được gọi là phương pháp tĩnh. Quan niệm này không hợp với quan điểm Dịch lý, có phần thô lậu, giản đơn. Với vấn đề này, chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh mới khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.
Mệnh lý phái
Dựa chủ yếu vào mệnh cung của thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của các sơn hướng để có thể tìm ra các sao chiếu.
Luận theo âm dương ngũ hành Hỷ Kỵ nhằm tìm ra phương vị phù hợp. Còn kết hợp thêm với trang sức, màu sắc và nội thất trong nhà để bày bố, hoả giải phù hợp.
Phái tam hợp
Các nhà nghiên cứu phong thủy cần căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để có thể xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch liệu có tương hợp hay không? Với “thủy” thì phân ra 12 cung vị trường sinh, từ đó có cơ sở lựa chọn đường thuỷ đến thủy đi. Trong đó:
- Thuỷ đến thì chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử.
- Thuỷ đi thì chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch.
Phái Phiên Quái
Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng. Hình thành Cửu tinh Bát Quái, bao gồm:
- Tham lang
- Lộc tồn
- Cự môn
- Liêm trinh
- Văn khúc
- Vũ khúc
- Phá quân
- Hữu bật
- Tả phụ phối hợp với Sơn thuỷ
Bày bố xung quanh huyệt để có thể luận đoán cát hung.
Phái tinh túc
Dùng 28 tinh tú để phối chiếu. Thường được căn cứ ngũ hành của sao. Ngoài ra, phối hợp với loan đầu núi sông để luận đoán cát hung một cách chính xác nhất.
Huyền Không phi tinh quái
Huyền Không phi tinh quái là một phái lớn. Đặc biệt chú ý đối với những bạn mới bắt đầu học phong thủy. Bởi lẽ, phái này căn cứ vào rất nhiều yếu tố:
- Hà đồ
- Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch
- Nhị Hắc
- Tam Bích
- Tứ Lục
- Ngũ Hoàng
- Lục Bạch
- Thất Xích
- Bát Bạch
- Cửu Tử
Nhờ vào những yếu tố này, có thể bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra, còn có phi tinh của sơn hướng tọa huyệt. Căn cứ vào phi tinh và vận tinh để luận đoán sự phối hợp với hình thế núi non, sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.
Trong kiến thức phong thủy nói chung: các trường phái thì được chia rất nhiều. Nhưng mấu chốt là người học phong thủy cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó, kết hợp với những luận đoán mà tổng hợp lại và dung hòa giữa tinh hoa các phái.
Tuy các phái có nhiều, nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất. Lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô. Dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm.
Ý nghĩa của phong thủy trong cuộc sống ra sao?
Kiến thức phong thủy cơ bản giúp chọn nhà ở
Chọn nhà ở là một trong ba việc lớn của đời người. Sau khi thi công nhà phố hoàn thành rất khó mà thay đổi. Nếu có lại tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí. Bởi vậy, ngay từ đầu phong thủy luôn được các gia chủ quan tâm. Dưới đây là một số thông tin mà các học giả phong thủy có thể tham khảo về ứng dụng phong thuỷ trong việc chọn nhà ở.
Trước khi chọn vị trí xây nhà, cần hiểu về nguyên lý tự nhiên như sau:
- Phụ nữ khi lấy chồng, toàn bộ điện tích, cung mạng sẽ bị điện tích người chồng lấn áp. Khi chọn nhà, cần phải coi theo tuổi của chồng.
- Vợ phải nằm theo hướng của chồng.
- Nếu chồng mất thì phải coi theo con cả.
- Khi con mất, xem theo con rể.
Người xưa hay gọi là “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Từ trường (cung) của gia chủ được chia làm 2 phe: Đông tứ Mạng và Tây tứ Mạng. Trong đó,
- Con nhà Đông Mạng (Khảm-Ly-Chấn-Tốn) thì tìm nhà Đông tứ trạch (Chánh Bắc, Chánh Nam, Chánh Đông, Đông Nam – 3 chánh, 1 lai).
- Con nhà Tây Mạng (Càn-Khôn-Cấn-Đoài) thì tìm nhà Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Chánh Tây – 3 lai, 1 chánh).
Kiến thức phong thủy cơ bản trong thiết kế kiến trúc thế nào?
Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở (thiết kế căn hộ chung cư), việc ứng dụng kiến thức phong thủy giúp:
- Thiết kế nội thất căn hộ phù hợp mệnh từng gia chủ.
- Chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp và gia tăng năng lượng cho người ở.
- Chọn màu sơn trang trí phù hợp với từng không gian sống.
- Chọn màu sơn cho tòa nhà, công trình hợp với chức năng sử dụng.
Chọn màu sắc phù hợp
Những ai sử dụng đúng màu sắc phong thủy, sẽ đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Lý do bởi những màu sắc này có tác dụng cân bằng năng lượng Âm và Dương. Màu sắc phong thủy được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi. Sau đó còn có thể hạn chế những điều bất lợi từ môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng:
- Mệnh Kim được tượng trưng bởi: màu sáng như trắng, xám, ghi và những sắc ánh kim
- Mệnh Mộc được tượng trưng bởi: màu xanh lục
- Mệnh Thủy được tượng trưng bởi: màu xanh nước biển, màu đen
- Mệnh Hỏa được tượng trưng bởi: màu đỏ, màu hồng, màu tím
- Mệnh Thổ được tượng trưng bởi: màu nâu, vàng đất, màu cam
Khi thi công nội thất hoàn toàn không thể bỏ qua yếu tố phong thủy này. Ngoài về nhà đất và thiết kế nhà ở, phong thủy cũng sẽ liên quan đến:
Chọn nghề nghiệp phù hợp
Chọn nghề nghiệp phù hợp cần dựa theo các mệnh của Ngũ hành. Mỗi mệnh sẽ tương ứng với một công việc khác nhau.
Ví dụ như:
- Người thuộc hành Thổ nên chọn những công việc liên quan đến đất đai như bất động sản, xây dựng, sản xuất nông nghiệp,…
- Mệnh Hỏa nên làm những công việc liên quan đến lửa như: đầu bếp, thợ hàn xì,…
Việc lựa chọn công việc phù hợp với phong thủy giúp bạn có cuộc sống ổn định. Nhờ đó, bạn ít bị biến động và luôn thuận lợi.
Chọn số phù hợp phong thủy
Mỗi mệnh sẽ có những con số may mắn để bổ trợ cho mệnh đó. Con số người ta thường xem phong thủy trong cuộc sống như: số nhà, biển số xe, số may mắn….
Đại diện cho Ngũ Hành, các con số tương ứng như sau:
- Số 3, 4 thuộc Hoả
- Số 1, 2 thuộc Mộc
- Số 9, 0 thuộc Thủy
- Số 5, 6 thuộc Thổ
- Số 7, 8 thuộc Kim.
Chọn tuổi đối tác, bạn bè, vợ hoặc chồng sao cho phù hợp dựa vào phong thủy
Chọn tuổi tác phù hợp để hợp tác công việc, kinh doanh, hay hôn nhân là việc làm hết sức cần thiết trong cuộc sống. Chọn tuổi thường có thể dựa vào Bát Quái hoặc Ngũ hành để lựa chọn. Trong Ngũ hành có tương sinh, tương hợp và tương khắc. Chọn tuổi phù hợp kinh doanh giúp làm ăn thuận lợi, cuộc sống hôn nhân hòa hợp, hạnh phúc.
Ví dụ:
Nam sinh năm 1961 sẽ có tuổi hợp như sau:
- Trong kinh doanh: Quý Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966).
- Trong hôn nhân: Qúy Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966), Kỷ Dậu (1969), Kỷ Hợi (1959).
Kiến thức phong thủy cơ bản trong sức khỏe thế nào?
Ứng dụng kiến thức phong thủy vào việc cân bằng sức khỏe dựa vào 4 yếu tố sau:
- Chọn thực phẩm phù hợp – cân bằng Âm Dương.
- Chọn thực phẩm bổ dưỡng và năng lượng Bovis cao để dùng.
- Kiểm tra các loại thực phẩm có độc hại hay không? Có ảnh hưởng tới “thân tâm trí” hay không?
- Biết cách điều trị và cân bằng cho bản thân qua công cụ Reiki.
Tổng kết về kiến thức phong thủy
Ngày nay, phong thủy áp dụng chủ yếu trên lĩnh vực vào nhà ở cũng như nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc, cơ sở thương mại. Mục đích để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn thuận lợi, khả quan hơn.
Phong thủy rất thực tế và gần gũi với đời sống con người. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể.
Bài viết tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản liên quan đến phong thủy, cùng những giải đáp về ý nghĩa của phong thủy đối với cuộc sống của mỗi người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy tiếp tục đồng hành cùng 1991 A&D Studio để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về phong thủy.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phong Thủy