Kiến trúc biệt thự tân cổ điển là gì?
-
Biệt thự tân cổ điển hay phong cách tân cổ điển (Neoclassical Architecture) được biết đến như sự hồi sinh của kiến trúc cổ điển trong suốt thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Các chi tiết, hoa văn chạm khắc trên công trình không dày đặc như cổ điển, thay vào đó là sự kết hợp nhẹ nhàng cùng các loại nội thất trang nhã, thiết bị hiện đại.
-
Với kiểu tân cổ điển, gia chủ có thể phối hợp đa dạng các hình khối, cấu trúc không gian khác nhau theo tỷ lệ cân đối, đem lại nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Bạn đang xem: Thiết kế biệt thự tân cổ điển
Nguồn gốc hình thành của biệt thự tân cổ điển
-
Nếu trước đó, từ thế kỷ XIV, cả thế giới đã cùng chứng kiến sự lan tỏa của kiến trúc bắt nguồn từ vùng Tuscany thuộc nước Ý – hay được biết tới với tên gọi khác kiến trúc Phục Hưng gắn liền tư tưởng phục dựng lại thời kỳ Hy Lạp cổ đại.
-
Thì nhà tân cổ điển bắt nguồn từ phương Tây lại được đặc trưng bởi quy mô, sự kết hợp khéo léo giữa vẻ đẹp của cổ điển và nét trẻ trung, phóng khoáng của hiện đại.
-
Cụ thể, trước sự phản ứng về các hình thức Baroque và Rococo muộn vào khoảng năm 1750, các nhà lý thuyết kiến trúc đã tạo ra một phong cách kiến trúc mới được gọi là tân cổ điển.
-
Ngay sau khi xuất hiện, đã nhanh chóng tăng độ bao phủ ra khắp châu Âu, khu vực Bắc Mỹ với vô số công trình nổi tiếng như Bảo tàng Altes (Đức), Biệt thự Woburn Abbey (Anh), Thánh địa Hồi giáo Stourhead House (Palladian), Nhà hát Red Army (Nga),…
-
Ngày nay, đây vẫn là một trong các phong cách kiến trúc nổi bật, chiếm trọn trái tim của các nhà đầu tư bởi nét đẹp lộng lẫy, sang trọng nhưng vẫn mang hơi hướng của hiện đại, góp phần làm đổi bật được vị thế cũng như đẳng cấp của chủ nhân!
Sự phát triển của kiến trúc biệt thự tân cổ điển ở Việt Nam
-
Bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong giai đoạn gần 100 năm thực dân Pháp xâm lược. Theo thời gian, để phù hợp hơn với đặc điểm, điều kiện khí hậu, lối sống cũng như văn hóa tại Việt Nam, các công trình kiến trúc đã dần được chỉnh sửa và thay đổi.
-
Chúng không còn giống với nguyên bản của châu Âu mà bắt đầu hình thành một phong cách mới được gọi là kiến trúc thuộc địa Pháp (French Colonial) hay kiến trúc Đông Dương (Indochine Architecture).
-
Một số công trình tiêu biểu theo kiểu này có thể kể đến như: Nhà khách Chính phủ (1919), Phủ Chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902),..
-
Giai đoạn sau khi đất nước được giải phóng, thống nhất, một lượng lớn các “nghiên cứu sinh” và “du học sinh” có cơ hội đến Nga, Hoa Kỳ hay các nước Đông Âu học tập, khi trở về đã bắt đầu tiến hành xây dựng theo ý kiến chủ quan, các công trình kiến trúc tân cổ điển cũng bắt đầu được định hình lại từ đây.
-
Khác với xưa – thiên hướng cổ điển, mang nhiều, hoa văn nặng nề – tân cổ điển nay thể hiện nhiều nét hiện đại hơn, phù hợp với các xu hướng cũng như mỹ quan của số đông nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại.
-
Có thể thấy, tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đến nay, vẫn duy trì được độ hấp dẫn, thu hút riêng, được nhiều chủ đầu tư yêu thích, lựa chọn cho không gian sống của bản thân và gia đình.
>>>> Xem thêm: 17 mẫu thiết kế biệt thự 4 tầng cổ điển kiểu Pháp tinh tế, nhẹ nhàng
Đặc trưng khác biệt của các mẫu biệt thự tân cổ điển
Mang đến không gian sống sự tiện nghi, cảm giác thoải mái, thư giãn với vẻ đẹp vừa sang trọng, vừa trẻ trung, phóng khoáng. Điều này có thể được nhận thấy một cách dễ dàng bởi các đặc điểm nổi bật sau.
Thiết kế mang tính cân bằng và đối xứng
Một trong những nét đặc trưng mà người nhìn có thể nhận thấy ở thiết kế biệt thự phong cách tân cổ điển chính là tính cân bằng, đối xứng, các đường nét luôn được thiết kế với sự chuẩn xác theo những nguyên tắc, tỷ lệ nhất định.
-
Nguyên tắc đối xứng được xem là công cụ quan trọng trong việc thể hiện tính cân bằng, ổn định, làm tăng thêm sự nổi bật của ngôi nhà.
-
Khái niệm cân bằng được đánh giá từ chiều cao, chiều rộng, chiều dài đến cả cách bố trí những vật dụng trong nhà.
Không gian kiến trúc xa hoa, lộng lẫy
Sự xa hoa, lộng lẫy của thiết kế tân cổ điển chính là đặc trưng chủ yếu khiến nhiều người không thể kiềm lòng. Những đường nét hoa văn, phào chỉ độc đáo được đắp vẽ một cách tinh tế, tỉ mỉ khiến nội, ngoại thất càng thêm ấn tượng.
-
Không chỉ vậy, việc ứng dụng các hệ thức cột, mái vòm của kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại trong các hệ sảnh càng góp phần tăng thêm sự đồ sộ, bề thế cho công trình.
-
Trong thiết kế tân cổ điển, bạn chủ yếu sẽ bắt gặp các loại mái chính là mái Mansard được vẻ dạng hình thang úp ngược kết hợp mái chóp vòm cổ điển, đưa người nhìn đến với thế giới của những dinh thự tráng lệ trong các câu chuyện cổ Grim.
-
Ngày nay, để phù hợp hơn, các họa tiết trang trí cùng các thức cột có sự cách tân, có phần đơn giản, ít cầu kỳ và mềm mại hơn so với các dinh thự, tòa lâu đài cổ điển của phương Tây.
-
Hầu hết các chất liệu được sử dụng đều thuộc loại cao cấp như: gỗ tự nhiên quý hiếm, đá tự nhiên (đá hoa cương, đá cẩm thạch,…), các loại da, vải cao cấp (da tự nhiên, da lộn, da bóng,…), pha lê,… góp phần làm tôn lên sự đẳng cấp của công trình, thể hiện sự quý phái của gia chủ.
Thiết kế mang tính kế thừa và phát huy
Có thể nói, kiến trúc kiểu tân cổ điển chính là sự giao thoa hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại.
-
Xem thêm : Bán nhà biệt thự, dự án tại dự án Elegant Park Villa Thạch Bàn, Quận Long Biên
Thật không quá khó để có thể nhận thấy được những đường nét, chi tiết mang cảm giác cổ kính, hoài niệm và quyến rũ. Mẫu thiết kế biệt thự đã kế thừa nhiều đặc điểm nổi bật từ cổ điển như sự đăng đối trong bố cục, hình khối, hệ thống các đường phào chỉ uốn lượn sắc nét, các đường trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ tại một số vị trí như đầu cột trụ, mái vòm.
-
Đồng thời, công trình cũng thể hiện tính phát huy cao với sự cách tân tuyệt vời thông qua việc giản lược các phào chỉ, chi tiết hoa văn cầu kỳ, rườm rà, thiết kế có phần đơn giản, mộc mạc, nhưng vẫn giữ được sự lộng lẫy vốn có. Các vật liệu, xu hướng thiết kế mới cũng bắt đầu được kết hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thời đại.
Màu sắc hoài cổ kết hợp nét hiện đại
-
Đối với các biệt thự kiểu tân cổ điển, những gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng, mang sự pha trộn khéo léo giữa nét cổ kính và hiện đại như trắng, vàng kem thường được chọn làm màu sắc chủ đạo. Chúng không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng mà còn tạo được nét hoài cổ nhưng vẫn hiện đại.
-
Bên cạnh đó, một số gam màu khác như vàng đồng, xanh lá, xám, xanh dương, đen, đỏ cũng thường xuyên được sử dụng với mức độ phù hợp nhằm làm tăng thêm sự trẻ trung, quý phái mà không gây rối mắt cho người nhìn.
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
-
Mẫu thiết kế nhà tân cổ điển thường nổi bật với nhiều cửa sổ nhằm tận dụng tối đa nguồn ánh sáng từ thiên nhiên. Các hệ thống đèn trang trí cũng ưu tiên lựa chọn loại có ánh sáng vàng, giúp tạo cảm giác ấm cúng.
Mặt tiền rộng rãi, mang đến sự sang trọng
-
Với phần mặt tiền rộng rãi, nhà đẹp phong cách tân cổ điển không chỉ phô diễn được trọn vẹn vẻ ngoài hoàn hảo với những, chi tiết phào chỉ sống động, tinh tế mà còn mang đến sự thoáng mát, cảm giác thoải mái, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Ưu điểm của biệt thự phong cách tân cổ điển
Biệt thự kiến trúc tân cổ điển mang đến lối sống sang trọng, đẳng cấp, có phần lộng lẫy, xa hoa với những đường nét, chi tiết trang trí mang tính nghệ thuật cao.
-
Thiết kế cân xứng, hài hòa, mặt bằng công năng khoa học, đảm bảo quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường, tạo không gian thư giãn tốt, đầy đủ tiện nghi, thoải mái.
-
Phần dàn mái thường thiết kế to và rộng, giải quyết tốt vấn đề mưa nắng thường xuyên của khí hậu Việt Nam.
-
Cửa sổ nhiều, bao quanh biệt thự giúp nâng cao hiệu quả đón nhận ánh sáng từ bên ngoài.
-
Tính thẩm mỹ cao, được xây dựng với các vật liệu cao cấp, giúp duy trì vẻ đẹp bền bỉ với thời gian.
Gợi ý các mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp tinh tế, sang trọng
Kiến trúc nhà tân cổ điển vẫn luôn thu hút được sự chú ý của đông đảo các chủ đầu tư từ trung lưu tới thượng lưu. Mái vòm bán nguyệt đặc trưng tạo sự sang trọng, nét cổ xưa cho công trình biệt thự tân cổ điển. Kết hợp với các đường thẳng và hình khối mảng tường phẳng, đứng của phong cách hiện đại. Tất cả tạo nên không gian ngoại thất ấn tượng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những điểm đặc biệt trên qua các mẫu thiết kế biệt thự dưới đây.
Biệt thự tân cổ điển 1 tầng
Biệt thự 1 tầng tân cổ điển là một kiểu kiến trúc đơn giản, tập trung vào sự cân bằng và tỉ mỉ trong từng chi tiết của ngôi nhà. Thiết kế biệt thự tân cổ điển 1 tầng hiện đang là mục tiêu của rất nhiều gia chủ bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa giá trị thẩm mỹ và công năng, đồng thời khẳng định đẳng cấp với chi phí đầu tư tối ưu.
>>>> Tham khảo thêm: Thiết kế nhà vườn 280m2 4 phòng ngủ mặt tiền 16m ở Hậu Giang
Biệt thự tân cổ điển 2 tầng
Lấy gam trắng nhã nhặn làm tone màu chủ đạo, mẫu thiết kế dưới đây đã chiếm trọn tình cảm của nhiều gia đình hiện nay bởi vẻ đẹp tinh tế, sang trọng, thể hiện được gu thẩm mỹ cũng như đẳng cấp của chủ nhà. Không chỉ cung cấp công năng tối ưu mà còn có diện tích rộng rãi, rất phù hợp với những gia đình có nhiều thế hệ.
Biệt thự tân cổ điển 3 tầng
Đến với mẫu thiết kế theo trường phái tân cổ điển 3 tầng kiểu Pháp sử dụng hệ mái Mansard dưới đây, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi vẻ đẹp hoành tráng, nguy nga, sang trọng của căn biệt thự. Thiết kế nối gộp tầng 1 và tầng 2 bởi hệ thống cột trụ tròn và cửa chính hình vòm cánh cung cao rộng khiến căn biệt thự càng thêm đặc biệt và nổi bật.
Biệt thự tân cổ điển 4 tầng
Tương tự như các mẫu khác, mẫu thiết kế biệt thự 4 tầng với sự kết hợp khéo léo của khối kiến trúc vuông khỏe khoắn, đầy đăng đối cùng hệ cột chắc chắn, hệ mái vòm tinh tế và các họa tiết, đường phào chỉ, hoa văn ấn tượng đã phô diễn trọn vẹn vẻ đẹp tinh tế, lộng lẫy.
>>>> Tham khảo thêm: Mẫu nhà biệt thự tân cổ điển 4 tầng
Thiết kế biệt thự nhà vườn tân cổ điển
Nhẹ nhàng, tinh tế, mẫu biệt thự nhà vườn tân cổ điển đã làm xiêu lòng bất kỳ ai chạm mắt ngay từ lần đầu tiên. Không quá đồ sộ, nguy nga như phong cách cổ điển, không quá mạnh mẽ như phong cách hiện đại, căn biệt thự với thiết kế ngoại thất đẹp mắt, gam màu trắng kết hợp mái xanh, đầy sang trọng, công năng tối ưu đã mang đến sự tiện nghi, trải nghiệm sống thoải mái nhất cho các thành viên trong gia đình.
>>>> Tham khảo thêm: Thiết kế biệt thự 2 tầng mái nhật tân cổ điển BT2140
Thiết kế biệt thự phố tân cổ điển
Khác với những mẫu nêu trên, ở biệt thự phố, vì 2 bên có nhà nên kiến trúc sư sẽ chỉ tập trung thiết kế, trang trí ở phần mặt tiền. Phần mái sảnh chính biệt thự được thiết kế chạy dọc từ tầng 1 lên tầng 2 với các cột trụ cao lớn đầy ấn tượng, bao phủ toàn bộ phần sảnh của tầng 1 lẫn phần ban công của tầng 2.
>>>> Xem thêm: Biệt thự phố 120m2 2 tầng mặt tiền 8m sâu 16m tân cổ điển
Mẫu biệt thự tân cổ điển mái Mansard
Biệt thự đề cao tính cân xứng, đăng đối từ khối hình, chi tiết đến hoa văn. Việc sử dụng hệ thống mái Mansard góp phần giúp công trình trở nên liền khối, chắc chắn, khỏe khoắn hơn. Khi kết hợp với hệ mái vòm, hệ cột vững chắc càng khiến căn biệt thự trở nên ấn tượng hơn ở mọi góc nhìn. Không chỉ vậy, chúng còn tạo nên khả năng chống nóng tốt nhờ khoảng không khí đệm dày, có tác dụng ngăn bức xạ nhiệt truyền từ phần mái xuống không gian nội thất bên dưới.
>>>> Xem thêm: Mẫu dinh thự tân cổ điển 3 tầng 360m2 sang trọng đẳng cấp BT2227
Mẫu biệt thự tân cổ điển mái Thái
Xem thêm : Diện mạo biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội được chi hơn 14 tỉ để bảo tồn
Những đường nét tinh tế cùng hệ mái Thái cao thoáng sẽ là một gợi ý tuyệt vời tiếp theo cho chủ sở hữu khu đất đẹp, mong muốn có một không gian sống đẳng cấp, tiện nghi, phô diễn được sự sang trọng của công trình. Biệt thự mái thái tân cổ điển vừa có ưu điểm tản nhiệt, chống nóng tốt vào mùa hè, vừa thoát nước nhanh, hỗ trợ chống ẩm mốc hiệu quả vào mùa mưa, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta.
Mẫu biệt thự tân cổ điển mái nhật
Phần bên ngoài của biệt thự 2 tầng tân cổ điển được thiết kế theo phong cách tân cổ điển với những đường nét cong mềm mại và tinh tế. Mái nhật truyền thống được sử dụng để tạo nên một cái nhìn truyền thống nhưng độc đáo. Ngôi nhà sẽ có một khu vực sân vườn rộng rãi với các cột trụ và hàng cây xanh bao quanh, tạo nên không gian yên tĩnh và thoáng đãng.
>>>> Tham khảo thêm: Mẫu biệt thự tân cổ điển mái nhật 2 tầng 195m2 (15x13m) BT2246
Lưu ý thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển
Nhẹ nhàng nhưng đầy tinh tế, nội thất tân cổ điển mang đến cho căn biệt thự sự sang trong trong từng không gian mà nó hiện diện.
Khi thiết kế nội thất theo cách này, các kiến trúc sư thường tập trung cao vào việc tính toán các tỷ lệ vàng khi ngăn chia các mảng, ô. Việc này giúp đảm bảo tính hài hòa, là chìa khóa quan trọng của tính nghệ thuật, thẩm mỹ cho toàn không gian, khiến người nhìn bị thu hút một cách hoàn toàn tự nhiên (kể cả khi họ không am hiểu về kiến trúc).
Để có thể lột tả được một cách trọn vẹn nhất , việc thiết kế nội thất chủ đầu tư cần lưu ý những điều sau đây.
Lựa chọn nội thất chính đúng cách
-
Thiết kế nội thất tân cổ điển cần thể hiện được những họa tiết, hoa văn mang tính nghệ thuật xuyên suốt các bộ bàn ghế ăn, bàn ghế phòng khách, kệ tủ, giường của phòng ngủ,… Chất liệu chế tạo của các sản phẩm này thường thuộc hạng cao cấp thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.
Cách sử dụng màu sắc
-
Như đã đề cập ở trên, màu sắc chủ đạo được sử dụng cho nội thất biệt thự phong cách tân cổ điển đẹp thông thường là những gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng. Các kiến trúc sư khi thi công – thiết kế cần biết cách phối hợp hài hòa giữa màu sắc của các món đồ nội thất. Có thể tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên thông qua các ô cửa lớn nhằm mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Sử dụng vật trang trí cho không gian
-
Việc sử dụng các vật dụng trang trí như tranh treo tường, đèn chùm, đèn ngủ, thảm trải sàn,… theo phong cách nhà tân cổ điển sẽ góp phần tạo điểm nhấn cho căn biệt thự.
Phong thủy hoà hợp
-
Dù là kiểu nào thì phong thủy luôn là yếu tố quan trọng cần chú ý, có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sử dụng của công trình nhà biệt thự tân cổ điển. Điều này đòi hỏi kiến trúc sư phải có sự am hiểu, kinh nghiệm nhất định về phong thủy.
Đơn giá thi công hoàn thiện biệt thự tân cổ điển
Chi phí thi công sẽ được tính dựa vào 4 khoản:
-
Phí thiết kế công trình
-
Chi phí xây dựng công đoạn thô
-
Chi phí hoàn thiện công trình
-
Các khoản phát sinh khác
Trong đó, chi phí thiết kế là khoả cần thanh toán cho kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế. Kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế nhận thanh toán có nhiệm vụ thiết kế bản vẽ sao cho đáp ứng được tối ưu nhu cầu, mong muốn của gia chủ, đảm bảo tính thẩm mỹ, nghệ thuật, phù hợp với xu thế. Bản thiết kế sau khi hoàn thành sẽ được giao cho gia đình để đơn vị thi công bắt đầu xây dựng.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô, diện tích, yêu cầu thiết kế, số tầng lầu, chính sách của đơn vị cung cấp dịch vụ,… mà đơn giá thi công sẽ có sự chênh lệch.
Tham khảo đơn giá thiết kế thi công biệt thự tân cổ điển:
-
Đơn giá thiết kế kiến trúc: 160.000đ – 180.000đ/m2
-
Đơn giá thiết kế nội thất: 180.000đ – 200.000đ/m2
-
Đơn giá thiết kế trọn gói: 330.000đ – 350.000đ/m2
Để có thể biết được đơn giá chi tiết, chính xác một cách nhanh chóng nhất, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ một cách tốt nhất!
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Vinavic về nguồn gốc hình thành kiến trúc tân cổ, cũng như các mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp tinh xảo. Hy vọng, qua đó có thể giúp bạn hiểu rõ về kiểu kiến trúc này và lựa chọn phù hợp nhất. Trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế – thi công đảm bảo chất lượng, uy tín, vui lòng liên với Vinaic qua hotline 0975.6789.30 để được hỗ trợ một cách tốt nhất!
Tags: Nhà 1 tầng tân cổ điển , biệt thự tân cổ điển 2 tầng , biệt thự 3 tầng tân cổ điển
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Biệt thự