Biệt thự cổ trên phố Đinh Liệt
Đi sâu vào con ngõ nhỏ tại phố Đinh Liệt, hình hài ngôi biệt thự cổ dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Một nét thật trầm mặc, thật hoài niệm, trái ngược hẳn với những xô bồ nơi phố cổ phồn hoa. Ngay tại Hà Nội, vẫn còn một ngôi nhà cổ sừng sững với năm tháng như thế.
Được xây dựng từ năm 1945, ngôi biệt thự cổ đã cùng Hà Nội trải qua biết bao những biến động. Trở thành một phần chứng nhân lịch sử, một nét đẹp văn hóa của riêng Hà Nội.
Bạn đang xem: Khám phá ngôi biệt thự cổ gần 100 năm tuổi ở phố cổ Hà Nội
Nhìn ngôi nhà cổ đã cũ lọt thỏm trong bốn bề những ngôi nhà mới san sát, chúng tôi lại bồi hồi nhiều cảm xúc khó tả. Ngôi biệt thự cổ này là tâm huyết của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh – Phạm Thị Tề, một trong những thương gia buôn vàng có tiếng tại Hà Nội khi ấy.
Với 200 người thợ lành nghề, công trình phải mất đến khoảng 5 năm để hoàn thành. Ngôi biệt thự đã trở thành một trong những công trình tráng lệ với diện tích ban đầu gồm cả sân vườn lên đến gần 600 mét vuông. Cao 3 tầng và có 16 phòng.
Nhớ về những ngày thơ rực rỡ, ông Phạm Ngọc Hải (75 tuổi, con trai út của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh – Phạm Thị Tề) bồi hồi: “Trước đây, đất của gia đình rất rộng, chúng tôi nô đùa còn chạy mỏi chân. Thế nhưng trải qua nhiều biến cố, hiện tại gia đình chúng tôi chỉ còn giữ hơn 200 mét vuông đất”.
Xem thêm : 25 Mẫu thiết kế biệt thự mini nhỏ đẹp, hiện đại
Dáng người lom khom, tóc trên đầu đã bạc trắng cả, tuổi già ông Hải vẫn sống tại căn nhà mình sinh ra và ở từ thủa còn thơ bé. Ngôi nhà vẫn còn đó nhưng sự vật lại có ít nhiều đổi thay.
Không còn những nhộn nhịp như khi ông Hải còn nhỏ. Khi ấy gia đình có đến 8 người ở, anh em ông Hải được sống trong sung túc và tình yêu thương của bố mẹ. Đến nay ông bà cụ đã không còn, 8 anh em ruột cũng đã có một người định cư ở Mỹ.
Ông Hải nhớ lại: “Ông bà cụ nhà tôi trước đây sống rất phúc đức. Tôi được biết trong nạn đói 1945, bất chấp nguy hiểm, ông bà cụ vẫn bảo người làm trong nhà nấu cơm, nắm thành nắm rồi cho người nghèo.
Thời ấy đói quá, người ta sẵn sàng cướp bóc, giết người chỉ vì nắm cơm nên người làm nhà tôi chỉ dám cho dấm cho dúi rồi đi ngay”.
Những đợt Hà Nội bị dội mưa bom khiến bao nhiêu người mất nhà cửa, gia đình ông Hải cũng sẵn sàng cho nhiều người ở nhờ. Sau này khi hòa bình lập lại, những căn phòng từng cho người ở đó được tu sửa để trở thành những lớp bình dân học vụ.
Sẽ lưu giữ nhà cổ đến nhiều đời sau
Là một trong những ngôi biệt thự cổ hiếm hoi còn tồn tại cho đến ngày nay, mang trong mình những giá trị văn hóa to lớn, đã không ít người say mê và muốn mua lại ngôi biệt thự này với mức giá khổng lồ.
Ông Hải khẳng định chắc nịch: “Có trả bao nhiêu tiền chúng tôi cũng không bán nhà”. Bởi đây là tâm huyết của tổ tiên để lại, giá trị của nó hoàn toàn không thể cân, đo, đong, đếm bằng tiền. Hiện tại, gia đình ông Hải cũng đã có 5 thế hệ sống tại đây.
Là những người con Hà Nội chính gốc, được sống và trưởng thành trong môi trường văn minh, 8 anh em ông Hải hoàn toàn đồng lòng về việc quyết tâm gìn giữ trọn vẹn ngôi nhà bố mẹ để lại, chưa từng xảy ra cuộc cãi vã nào về việc phân chia gia sản.
Ông Hải tự hào: “Cho đến hiện tại, anh em chúng tôi vẫn giữ gìn được 100% kiến trúc của ngôi nhà so với ngày đầu. Phần sân vườn cũng được gìn giữ khá trọn vẹn”.
Việc xây dựng ngôi nhà đã được cụ Thanh tính toán kỹ lưỡng, thậm chí cụ còn để lại khoảng 100 viên ngói để chẳng may trong quá trình sử dụng có viên nào vỡ, có thể thay ngay.
Cùng với đó, gỗ được sử dụng trong ngôi nhà hoàn toàn bằng gỗ lim, ít xảy ra hỏng hóc. Nếu phần gỗ lim có bị mục, gia đình ông Hải cũng sẽ thay thế bằng gỗ lim mới vào và hoàn toàn không sử dụng loại gỗ khác.
Ông Hải bày tỏ: “Đời chúng tôi, rồi đến đời con, đời cháu sẽ luôn cố gắng để gìn giữ trọn vẹn ngôi nhà. Đến tuổi này rồi, tiền có thì cũng không để làm gì nữa”.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Biệt thự