Trong Phật giáo, hình tượng Quan Âm Bồ Tát hiền từ, đức độ, cứu khổ cứu nạn luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Những đất nước có truyền thống Phật giáo trên thế giới như Việt Nam đều rất mực tôn thờ Ngài. Có một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc về Ngài đó là “Tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật mà chỉ là Bồ tát?”
Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau lý giải nguyên nhân Bồ tát Quán Thế Âm chưa thành Phật nhé?
Bạn đang xem: Tại Sao Quan Âm Bồ Tát Không Thành Phật?
Quán Thế Âm Bồ Tát: Ngài là ai?
Bồ Tát, gọi đầy đủ là Bồ đề Tát đỏa, phiên âm Phạn ngữ là Bodhisattva mang ý nghĩa là giác hữu tình hay hữu tình đã giác ngộ, trở lại giác ngộ hữu tình khác. Hiểu đơn giản, Bồ tát là những bậc đã giác ngộ chân lý và quay trở lại để giáo hóa, giúp đỡ những người còn lầm lạc trong u mê trên con đường tu hành giác ngộ của họ.
Bồ Tát Quán Thế Âm không phải ngoại lệ, trong Phật giáo, Ngài được ví như người đánh thức những chúng sanh đang chìm đắm trong u mê của dục vọng, lầm lạc, cứu độ họ, soi đường chỉ lối cho họ tìm về chánh đạo.
Từ Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn là “Avalokitesvara” có ý nghĩa là vị Bồ tát có thể quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ. Bất kể nơi nào chúng sinh lầm than, chìm trong khổ đau cầu cứu đến Ngài thì Ngài sẽ hiển linh để cứu khổ cứu nạn.
Xuất thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
Có rất nhiều điển tích, sự tích, truyền thuyết khác nhau diễn giả về xuất thân của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy về mặt nội dung các câu chuyện này có một vài điểm khác nhau nhưng đều có một điểm chung về xuất thân cao quý của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đó là, Ngài Bồ tát Quan Thế Âm trước khi đắc đạo là con vua, là người thuộc dòng dõi hoàng tộc, có địa vị cực kỳ cao trong xã hội lúc bấy giờ.
Khi lớn lên, vì quan chiếu thấy thần dân của mình có cuộc sống cơ cực, nhiều ai oán bất công cho nên Ngài phát nguyện quyết chí tu hành thành Phật để cứu khổ, cứu nạn cho muôn vàn chúng sinh.
Khi tu thành đắc đạo, Quan Âm Bồ Tát trở thành vị Bồ Tát cả thể biến ảo ngũ giác. Tai có thể nghe thấy hình ảnh, mắt có thể nghe thấy âm thanh, còn lưỡi có thể nếm ngửi được mùi hương. Nhờ vậy, mọi lời cầu khẩn kêu cứu của chúng sanh đều có thể được truyền đến Ngài và được Ngài cứu giúp.
Tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật?
Là một bậc giác ngộ chân lý vĩ đại, công đức vô lượng nhưng Ngài chỉ được niệm với danh hiệu Bồ tát chứ thật ra không phải là Phật như một số người lầm tưởng. Vậy tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật mà chỉ là Bồ Tát mà thôi?
Xét về công đức tu hành, Quan Âm Bồ Tát hoàn toàn có thể thành Phật. Sở dĩ Ngài chỉ được gọi là Bồ tát mà nhất quyết không thành Phật là vì đại nguyện thanh tịnh và cao đẹp của Ngài.
Trong kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: trong vô lượng kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Thế nhưng vì hạnh nguyện Đại Bi và muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các vị Bồ Tát và mang đến hạnh phúc thực sự cho chúng sanh nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm và trụ ỡ cõi Ta Bà, đồng thời Ngài cũng làm thị giả cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.
Truyền thuyết về Quan Âm Bồ Tát
Có rất nhiều truyền thuyết, điển tích về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, thế nhưng được lưu truyền phổ biến và rộng rãi nhất phải kể đến câu chuyện về nàng Diệu Thiện công chúa quyết tâm tu hành dù bị gia đình ra sức ngăn cản như sau:
Nàng Diệu Thiện vốn là người con thứ ba của vua Diệu Trang thời Nam Bắc Triều. Nàng là người có dung nhan xinh đẹp, tư chất vô cùng thông minh, sáng dạ đồng thời có một tấm lòng yêu thương như trời biển nên được nhà vua cực kỳ yêu thương. Khi nàng Diệu Thiện trưởng thành và tới tuổi xây dựng gia thất, vua cha muốn tìm cho nàng một đức lang quân nhưng nàng một mực khước từ để lựa chọn con đường tu hành.
Việc nàng từ chối thành hôn khiến vua cha vô cùng không hài lòng và ra sức ngăn cản bằng một thử thách vô cùng khó khăn đó là trồng hoa nở vào tháng Chạp giá rét (đây là khoảng thời gian rất hiếm có loài hoa nào có thể nở rộ vì khí hậu quá khắc nghiệt). Nếu nàng có thể thực hiện được thử thách mà vua cha đề ra thì nàng sẽ được phê chuẩn cho phép tu hành, còn không sẽ phải làm theo ý nguyện của nhà vua.
Nàng Diệu Thiện chấp nhận thử thách của vua cha, một mình lên núi tuyết trồng hoa. Trong quá trình này, nàng luôn thành tâm niệm Phật. Cảm được tấm lòng chân thành, tinh thần nhất tâm hướng Phật mà Phật đã khiến hoa nở khắp vùng đồi núi. Hoàn thành thử thách, vua cha đồng ý cho công chúa Diệu Thiện tu hành tại chùa Bạch Tước.
Xem thêm : Các vị Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Tại đây, Ngài tu thành chánh quả trong một hang đá ở Đại Hương Sơn. Rồi bắt đầu hành trình mang theo lòng từ bi, sức mạnh Phật pháp đi cứu độ chúng sinh muôn cõi trần thế. Ngọn núi nơi Quan Âm Bồ Tát đắc đạo sau này được gọi là Tháp Hoa Lĩnh.
5 điều “Quán” của Đức Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Theo điển tích Phật giáo, Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát có 5 điều quán, hay chính là 5 thần lực. 5 điều quán của Ngài bao gồm:
- Chân quán: Bồ tát Quán Thế Âm có khả năng dung thông cả 6 giác quan với nhau. Năng lực cảm nhận, quán chiếu của Ngài là mạnh nhất trong số các vị Bồ tát.
- Thanh tịnh quán: Ý chỉ khả năng giữ gìn sự thanh tịnh và sử dụng sự thanh tịnh này để diệt trừ, loại bỏ sự ô nhiễm trong thân – tâm.
- Từ quán: Là khả năng siêu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau để đến với sự hạnh phúc, vui vẻ.
- Bi quán: Là lòng từ bi vô điều kiện, không giới hạn, cứu độ chúng sanh thoát khỏi cái tôi ích kỷ để tiêu diệt năng – sở.
- Quảng đại trí huệ quán: Nghĩa là trí tuệ siêu việt, ánh sáng trí tuệ của Ngài soi sáng chúng sinh các cõi thoát khỏi u mê, lầm lạc do tham sân si gây ra để trở về con đường chánh đạo.
Ý nghĩa khi thỉnh – thờ tượng Quan Âm Bồ Tát
- Thờ tượng Quan Âm Bồ Tát thể hiện lòng thành hướng về Phật pháp.
- Mang ý nghĩa câu mong sự bình an, hạnh phúc, sự hoan hỉ cho gia đạo.
- Cầu mong Ngài cứu độ khỏi những khó khăn, hoạn nạn, lầm lạc.
- Như lời nhắc nhở con người phải tu tâm dưỡng tính hướng đến sự thanh tịnh, từ bi, tích cực làm việc thiện bằng tình yêu thương chân thật, tránh làm điều ác gây hại cho chúng sinh.
- Là điểm tựa cho người tu hành trên con đường tu tập của mình.
Những ngày vía Quan Âm Bồ Tát Phật tử nên biết
Khi thỉnh và thờ phụng tượng Quan Âm Bồ Tát, người thỉnh thờ tượng Ngài cần biết có 3 ngày tương ứng với 3 mốc quan trọng trên con đường tu hành đắc đạo của Ngài gọi là các ngày vía Quan Âm Bồ Tát đó là:
- Ngày 19/2 âm lịch: Đản Sanh
- Ngày 19/6 âm lịch: Thành Đạo
- Ngày 19/9 âm lịch: Xuất gia
Thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá ở đâu?
Quý Phật tử, Quý trụ trì, Quý khách hàng có mong muốn thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá để thờ phụng tại chùa hoặc tư gia hãy liên hệ ngay với Tượng Phật Đá Cao Trang.
Cao Trang là cơ sở chế tác tượng phật đá có uy tín hàng đầu. Cơ sở chúng tôi là sự lựa chọn đáng tin cậy cho rất nhiều Phật tử trong và ngoài nước có tâm nguyện thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá nói riêng và tượng phật đá nói chung. Chính vì thế, chọn Cao Trang để thỉnh tôn tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá là lựa chọn vô cùng sáng suốt của Quý Phật tử, Quý trụ trì và Quý khách hàng.
Tham khảo một số mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá tại Cao Trang
Để thỉnh tượng phật đá tại Cao Trang, bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn Phone: 0983.969.199 Email: admin@tuongphatda.vn Website: www.tuongphatda.vn
Lời kết
Thông qua nội dung trên, mong rằng quý bạn đọc đã hiểu tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật rồi nhé. Cao Trang hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn sẽ mang lại những giá trị nào đó cho bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo