1. Cách gieo quẻ bói Kiều:
Bước 1:
Qúy Vị hãy rửa tay rửa mặt thật sạch sẽ, tập trung tư tưởng, tinh thần thư giản thoải mái nhất, nghĩ về việc muốn hỏi trong khoảng một phút, hỏi càng đơn giản thì đáp án càng dễ minh bạch.
Bạn đang xem: Bói Kiều – bản Chuẩn – có giải nghĩa
Bước 2:
Khấn vái như sau:
“Lạy vua Từ Hải,
Lạy vãi Giác Duyên,
Lạy tiên Thúy Kiều,
con tên là… sinh ngày… tháng… năm…, ở tại…
cho con xin một quẻ về ….”.
Bước 3:
Bấm gieo quẻ “Nam cầm chuột tay trái, nữ cầm chuột tay phải” và xem luận giải
2. Truyện Kiều là gì?
Truyện Kiều là câu chuyện đẫm nước mắt về nàng Kiều được Nguyễn Du viết bằng 3.254 câu thơ lục bát. Đây là được đánh giá là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, và Đại thi hào Nguyễn Du được coi là danh nhân văn hóa của thế giới.
Truyện Kiều lúc đầu có tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Truyện Kiều là cuốn sách của muôn vàn tâm trạng, mỗi vần thơ là bóng dáng của thực tiễn cuộc đời. Chính vì vậy, người dân say mê Truyện Kiều đến nỗi không biết từ bao giờ, có ai đó đã bắt đầu việc bói Kiều, lấy truyện Kiều làm nơi an ủi tinh thần, tìm lời giải đáp cho tương lai, cho quá khứ, cho sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống của mình.
3. Bói Kiều là gì?
Bói kiều là phương pháp bói toán dân gian đặc trưng chỉ có ở Việt Nam. Căn cứ vào những vần thơ trong Truyện Kiều, để người ta chiêm nghiệm ra chính sự việc diễn ra với bản thân. Ngày xưa, ban đầu, người ta mở ngẫu nhiên truyện Kiều và luận giải theo trang đó. Sau này, người ta tính toán kỹ lưỡng hơn với nhiều phương pháp chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây.
Đạo lý của việc bói Kiều là: Quẻ bói có thể soi để dự đoán tương lai có thể xảy ra như thế nào hoặc quẻ bói không phải là một cái gì tiền định bất biến và không thể thay đổi mà chỉ là lời cảnh báo để ta suy nghĩ và xét lại những gì đã làm và sắp sửa làm.
4. Có những hình thức bói Kiều nào?
Xem thêm : Cách bói tình yêu qua bộ bài Tây nhanh, chính xác nhất
Sau khi làm xong các thủ tục như khấn vái, xin quẻ về chủ đề gì thì ta bắt đầu bói. Có 2 cách phổ biến:
Cách 1: Bói thủ công
- Bước 1: Mở một trang bất kỳ trong cuốn truyện Kiều.
- Bước 2: Ngón tay (nam tay trái, nữ tay phải) mở trang ra vào hàng nào thì lấy hàng đó xuống đủ 4 hàng làm quẻ bói. Mỗi quẻ bói phải bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.
Từ đó luận giải cho mình.
Cách 2: Bói Kiều dùng Bát Quái và Thập Can
Người ta chia thành 18 mục tức 18 sự việc muốn hỏi ứng với Bát Quái (8) và Thập Can (10).
Trong mỗi mục lại chia thành 15 quẻ. Như vậy Bói theo cách này có: 15 x 18 = 270 quẻ.
Mỗi quẻ bói Kiều không phải là 4 hoặc 2 câu thơ Kiều liền mạch như cách 1, mà chỉ có 2 câu (không liền mạch nhau) được sếp riêng ra theo thuyết nhân – quả, và đã được chiêm nghiệm.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn điều cần hỏi. Có 18 sự việc cần hỏi ứng với Bát Quái và Thập Can. (Bấm Xem danh sách tại mục 5)
VD bạn chọn xem mục Kinh doanh (Ứng với mục số 8 – Đoài – thương mại)
- Bước 2: Chọn lấy ngẫu nhiên một trang. Và tìm ra quẻ bằng cách sau:
Tính tổng các chữ số của một trang. VD: Trang 190 thì quẻ là: 1 + 9 + 0 = 10. Ứng với quẻ 10. Vậy bạn sẽ tra mục số 8, quẻ 10
Nếu Tổng các chữ số > 15 thì ta lấy hàng đơn vị. VD: Trang 1997: 1 + 9 + 9 + 7 = 26. Vì 26 > 15 nên ta lấy 6. Vậy bạn sẽ tra quẻ 6 trong mục số 8 (chọn bước 1)
Cách thứ 2 này chính là cách đã được các nhà sử học biên tập lại. Nó dễ thực hiện, và lại có tính chuyên sâu cao, giúp người xem hỏi từng vấn đề. Và đây là cách Huyền số sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc.
Cách 3: Gieo đồng xu
Ngoài hai cách trên thì cách gieo đồng xu và lập quẻ bói Kiều. Cách này tương đối rắc rối và có vẻ huyền bí, Huyền số xin phép không nêu ra ở đây.
5. 18 mục bói Kiều bao gồm:
Bát Quái
- 1. Càn. Niên vận cả năm tốt hay xấu
- 2. Khảm. Công danh: thăng bổ sớm hay muộn
- 3. Cấn. Tài lộc: tiền của dồi dào hay hao hụt
- 4. Chấn. Âm tín: muốn hỏi tin tức của một ai
- 5. Tốn. Tranh tụng: kiện tụng được hay thua
- 6. Ly. Bình an: vận nhà bĩ hay thái
- 7. Khôn. Hôn nhân: Việc vợ chồng tốt hay xấu
- 8. Đoài: Thương mại: buôn bán lỗ hay lãi
Thập Can
- 9. Giáp. Thiên di: Đổi mới chỗ ở êm hay động
- 10. Ất Tật bệnh: Bệnh nặng hay nhẹ ra sao
- 11. Bính. Khoa đồ: thi đõ hay hỏng
- 12. Đinh. Tử tức: đường con cái ra sao
- 13. Mậu. Xuất hành: ra đi may hay rủi
- 14. Kỷ. Truy tìm: tìm kiếm thấy hay mất
- 15. Canh. Ưu tư: lo sợ lành hay dữ
- 16. Tân. Thám yết: Đi thăm có được không
- 17. Nhâm. Kỹ nghệ: Nghề nghiệp lợi hay hại
- 18. Quý. Tâm sự: Tình riêng có toại hay không
6. 270 quẻ bói Kiều
7. Bói Kiều có từ bao giờ?
Như ta đã biết, trong Bài Tựa viết năm 1898 cho bản Đoạn Trường Tâm Thanh của Kiều Oánh Mậu (In năm 1902), Đào Nguyên Phổ đã từng thắc mắc: “Ối! Sao mà lại cá văn hay làm sau người đến thế? Còn một điều tôi lấu làm lạ hơn nữa là người đời dùng để bái, thì thấu ứng nghiệm như thần mà xem tựa linh kinh Quỷ Cốc, là bởi làm sao?.. Vì sao lại có thể làm say mê mọi người đến như vậy?”.
Có lẽ là vì dù chỉ có 3.254 câu thơ nhưng đó là quyển bách khoa thư của một vạn tâm hồn, cuốn sách của muôn ngân tâm trạng mà ở trang nào ta cũng thấy bóng đáng của thực tiễn cuộc đời.
Chính vì vậy, người dân say mê Truyện Kiểu đến nỗi không biết từ bao giờ, có ai đó đã bắt đầu việc bái Kiều, lấy Truyện Kiểu làm nơi an ủi nh thần, tìm lời giải đáp cho tương lai, cho sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống của mình, bói Kiêu trước hết là biện pháp trấn an tinh thần vậy.
8. Tại sao lại có bói Kiều
“Giở một trang kiều để bói” nó thành thói quen của nhiều người. Nhưng tại sao lại có việc bói này:
- Cuộc sống của con người vốn luôn mong cầu hướng lên. Do vậy, ai cũng có nỗi niềm riêng muốn được các đang linh thiêng ban phước. Và gieo quẻ bói là một cách như vậy.
- Truyện Kiều là một tác phẩm nhưng lại có đầy đủ các cung bậc cảm xúc của một đời người. Người ta đọc Kiều ngỡ rằng nó rất gần gũi với cuộc sống của mình. Do vậy, người ta “mở một trang Kiều” để đoán định xem sự việc sắp tới của mình có gần tựa như que bói không.
- Nhiều tác phẩm kinh điển sau được chuyển thể thành quẻ bói như Kinh dịch, Hoa mai dịch số…. Và Kiều có lẽ cũng là một tác phẩm như vậy
- Ngoài ra còn rất nhiều điều trùng hợp tới kỳ lạ của Kiều và những sự kiện sau này. Điều đó càng thúc đẩy niềm tin cho mọi người.
9. Sự trùng hợp đến kỳ lạ của truyện Kiều
Có rất nhiều sự kiện trùng hợp nhau đến kỳ lạ mà người ta cho là người trước có khả năng “dự đoán trước tương lai”. Ví dụ như Sấm Trạng Trình của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng…
Xem thêm : Cách Bói Bài Tây Hàng Ngày 52 Lá, 32 Lá Bài Chính Xác 100%
Và Truyện Kiều cũng vậy, có những sự trùng hợp đến kỳ lạ mà ta khó lý giải:
– Sự kiện 1930 – 1931:
Câu 1930: “Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương”
Năm 1930: Thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương và Tổng bí thư Trần Phú nung nấu bản Luận cương chính trị của Đảng để rồi năm 1931-1932, phong trào cách mạng bị khủng bố, Đông chí bị kẻ thù bắt giam, ngược đãi tại nhà lao Chợ Quán và qua đời với câu Kiều:
Câu 1931. “Cho hay giọt nước cành dương,
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.”
– Sự kiện 1946:
Câu 1946: “Chúa Xuân để tội một mình cho hoa”
Sau cách mạng năm 1945 thành công, ngay sau đó Pháp quay trở lại xâm lược, Đảng Cộng Sản Đông dương phải tuyên bố “Tự giải tán, chuyển sang hoạt động bí mật” và tạm nhường quyền cho Pháp.
– Sự kiện 1954 – 1956:
Câu 1954: — “Cắn răng bẻ một chữ đồng lầm hai”
Năm 1954: Ký hiệp định Giơnevơ tạm thời chia cắt đất nước làm hai miền, để chờ hiệp thương tổng tuyển cử vào năm 1956 không thành với hai câu:
1955: “Thẹn mình đá nát vàng phai”
1956. “Trăm thân dễ chuộc một lời được sao”
– Sự kiện 1971 – 1972:
Năm 1971-1972, Mỹ buộc phải ký hiệp định Paris “cao chạy xa bay” rút quân khỏi Việt Nam, để mặc bọn ngụy trước sức tấn công như vũ bão của quân Việt Minh, quan hệ giữa bọn Mỹ và tay sai ứng với câu:
1971: “Liệu mà xa chạy cao bay”,
1972: “Ái ân ta có ngần này mà thôi!”
– Sự kiện 08/03 – ngày phụ nữ Việt Nam
Ứng với câu Kiều:
0083: “Đau đớn thay phận đàn bà”
10. Các phân đoạn trong truyện Kiều
Kiều trước khi gia đình gặp biến cố
- Đoạn mở đầu
- Kiều viếng mộ Đạm Tiên
- Kiều gặp Kim Trọng
- Đạm Tiên về báo mộng
- Kim Trọng tương tư
- Kim Kiều trao vật làm tin
- Kiều lén gặp Kim Trọng lần đầu
- Kiều lén gặp Kim Trọng lần thứ hai
- Kim Trọng về chịu tang chú
Kiều bán mình chuộc cha
- Gia đình Kiều bị vu oan
- Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh
- Kiều chuộc cha về
- Kiều nhờ em đáp tình Kim Trọng
- Kiều xuất giá
- Kiều theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy
Kiều sa vào lầu xanh và gặp Thúc Sinh
- Kiều quyên sinh tại lầu xanh của Tú Bà
- Những ngày đầu tiên ở Lầu Xanh
- Kiều gặp Sở Khanh
- Kiều mắc lừa Tú Bà và Sở Khanh
- Kiều bắt đầu sống kiếp lầu xanh
- Kiều gặp Thúc Sinh
- Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh
- Thúc Ông thưa Kiều ra công đường
- Kiều khuyên Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư
Kiều và Hoạn Thư
- Chân dung Hoạn Thư
- Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư
- Kiều bị Ưng, Khuyển bắt đi
- Kiều trở thành gia nô
- Thúc Sinh giáp mặt Kiều tại nhà Hoạn Thư
- Kiều xuất gia tại nhà Hoạn Thư
- Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư
Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và gặp Từ Hải
- Kiều nương nhờ cửa chùa
- Kiều bị Bạc Bà lừa vào lầu xanh
- Kiều gặp Từ Hải
- Từ Hải tạo dựng nghiệp bá
- Kiều báo ân
- Kiều báo oán
- Giác Duyên hẹn tái ngộ
Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến và đi tu
- Hồ Tôn Hiến mua chuộc Kiều
- Từ Hải tử trận
- Kiều sa vào tay Hồ Tôn Hiến
- Kiều tự vẫn trên sông Tiền Đường
- Kiều được Giác Duyên cứu
- Kim Trọng quay lại tìm Kiều
- Kim Trọng gá nghĩa với Thúy Vân
- Kim Trọng điều tra tung tích Kiều
- Kim Trọng hay tin Kiều thác trên sông Tiền Đường
Kiều sum họp gia đình
- Kiều gặp lại gia đình
- Kiều theo gia đình trở về nhà
- Kiều làm lễ giao bái với Kim Trọng
- Lọ là chăn gối, mới ra sắt cầm
- Đoạn kết
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Bói toán