Trò chuyện về các chòm sao là một cách hay để phá vỡ sự im lặng trong mỗi cuộc trò chuyện cũng như trên mạng xã hội, và lịch sử của các chòm sao đã có từ rất lâu đời. Chúng ta đều biết rằng không có cơ sở khoa học vững chắc cho chiêm tinh học, nhưng nhiều người vẫn luôn theo dõi và đọc về các chòm sao, kiểm tra tử vi hàng ngày. Mặc dù nói với mọi người rằng “tôi là người thuộc cung Kim Ngưu” sẽ không thể bào chữa cho sự bướng bỉnh của bạn, nhưng rất nhiều người vẫn thích sử dụng các dấu hiệu của cung hoàng đạo để mô tả tính cách của mình.
Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu biết rằng những chòm sao hiện tại đã không còn chuẩn xác, và chòm sao thứ mười ba đã xuất hiện? Ngoài ra, tại sao chúng ta luôn thích nghiên cứu về chiêm tinh, và cũng thích dùng các chòm sao để định nghĩa bản thân?
Bạn đang xem: Dưới cái nhìn của khoa học: Tại sao nhiều người lại thích nghiên cứu về chiêm tinh?
Chiêm tinh học là gì?
Con người đã quan sát bầu trời đêm hàng nghìn năm, có thể vì tò mò, có thể để hiểu rõ hơn về thế giới, hoặc có thể không có việc gì làm, tóm lại, chúng ta không có cách nào biết được lý do cụ thể. Người xưa đã quan sát chuyển động của mặt trời, các ngôi sao, các hành tinh và tìm thấy các mô hình tuần hoàn. Những quan sát này không chỉ đưa ra lời giải thích cho các hiện tượng theo mùa và thủy triều, hơn thế nữa người xưa còn bắt đầu dự đoán tương lai thông qua chuyển động của các hành tinh.
Chiêm tinh học là nghiên cứu về chuyển động của các thiên thể và mối tương quan giữa chuyển động của các thiên thể với tính cách và hành vi trong tương lai của một người. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng bầu trời là một mái vòm khổng lồ bao phủ Trái đất và gọi nó là “thiên cầu”. Cả mặt trời và các thiên thể di chuyển dọc theo con đường này, “đường hoàng đạo”. Chòm sao đề cập đến khu vực trên bầu trời mà mặt trời di chuyển vào thời điểm sinh của một người, và được chia thành 12 khu vực, mỗi khu vực tương ứng với 12 tháng trong năm.
Nếu tôi hỏi bạn thuộc cung hoàng đạo nào, tôi chắc rằng ít nhất bạn cũng biết tôi đang nói về điều gì. Bạn cũng nên biết rằng việc dự đoán tương lai dựa trên cung hoàng đạo cũng có thể được xem là khá phản khoa học. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thích nghiên cứu về các chòm sao, dự đoán tính cách, các mối quan hệ trong tương lai, phát triển sự nghiệp và hơn thế nữa. Và trên thực tế, dưới cái nhìn của khoa học, chúng ta có thể lý giải sự yêu thích đặc biệt này thông qua 2 hiệu ứng.
Hiệu ứng Barnum
Hiệu ứng Barnum đề cập đến thực tế là khi mọi người nhìn thấy một số mô tả chung về hành vi và tính cách, họ luôn cho rằng đó chính xác là những gì đang miêu tả bản thân mình. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một câu như, “đôi khi bạn không muốn ở bên mọi người, bạn chỉ muốn ở một mình”, chắc chắn sẽ có nhiều người cho răng “chính xác, bản thân mình cũng như vậy”.
Từ khóa cho hiệu ứng Barnum là “đôi khi”. Mô tả chung này có vẻ phù hợp với tính cách của bạn, nhưng sự thật là, tất cả mọi người đều có những lúc hướng ngoại và những lúc hướng nội.
Những người có khuynh hướng kiểm soát bên ngoài và thói quen tự ti thường dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Barnum. Những người này thường nghĩ rằng cuộc sống của họ bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài như may mắn, số phận, môi trường, những yếu tố vô tình lại tạo ra một mảnh đất mầu mỡ cho sự phát triển của chiêm tinh học.
Hiệu ứng mồi – Priming effect
Xem thêm : Các Nguyên Tố Trong Chiêm Tinh Học
Hiệu ứng mồi đề cập đến hiện tượng một kích thích trước ảnh hưởng đến nhận thức về các kích thích tiếp theo. Một khi bạn tin rằng bạn có một đặc điểm, bạn sẽ tiếp tục củng cố mối liên hệ giữa bản thân và đặc điểm này.
Nếu những bài viết về chiêm tinh, cung hoàng đạo nói rằng bạn sẽ có một ngày tồi tệ trong ngày hôm nay, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị lôi vào cái dự đoán khập khiễng đó ngay từ khi vừa đọc xong và nghĩ lại xem hôm nay mình đã làm những gì và có gì không may máy. Mỗi khi bạn gặp phải một vấn đề gì đó trong ngày, bạn sẽ cảm thấy rằng lời tiên tri đã được xác nhận.
Theo lý thuyết Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) trong tâm lý học, mọi người có nhiều khả năng chấp nhận những dự đoán phù hợp với niềm tin của họ. Giả sử bạn cho rằng mình là một người trung thực, bạn sẽ có xu hướng đồng ý với những dự đoán “bạn là người điềm tĩnh” và “bạn đánh giá cao sự trung thực” vì nó xác nhận niềm tin của bạn về quan điểm của chính mình.
Ngoài ra, các nhà chiêm tinh cũng quan sát rất kỹ nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của khách khi đưa ra dự đoán. Những phản hồi phi ngôn ngữ này có thể giúp họ đánh giá liệu khách có hài lòng với những lời tiên tri mà họ nghe được hay không, từ đó đưa ra các hướng khác nhau cho phù hợp.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Chiêm tinh