Bài viết tổng hợp những kiến thức bất động sản cơ bản và đầy đủ nhất để bạn có thể hình dung được lĩnh vực này một cách toàn diện và hiệu quả.
Bạn là ai đang đọc bài viết này?
Bạn đang xem: [Tất tần tật] Kiến thức về bất động sản cho người mới
- Là nhà đầu tư bất động sản?
- Là môi giới bất động sản?
- Hay là người chuẩn bị bán hoặc mua bất động sản?
Dù là ai đi chăng nữa thì việc nắm bắt kiến thức bất động sản rất quan trọng, bởi vì nó không chỉ liên quan đến việc mua, bán và lợi nhuận mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Bất động sản là một lĩnh vực rộng lớn, những kiến thức liên quan đến nó là vô tận. Sẽ chẳng có ai dám tự tin nói rằng mình là người hiểu tường tận về bất động sản bởi vì kiến thức ngoài những điều mang tính chất cố định thì có rất nhiều các yếu tố thay đổi theo thời gian. Thị trường bất động sản hôm nay thế này nhưng ngày mai đã khác. Giá bất động sản hôm nay thế này nhưng chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian. Vậy thì cập nhật kiến thức phải là việc thực hiện mỗi ngày và áp dụng đối với mọi người.
Có thể bạn đã biết sơ sơ về bất động sản, cũng có thể bạn đã biết rất nhiều về bất động sản hoặc bạn chưa biết bất cứ điều gì thì những kiến thức cơ bản và đầy đủ về bất động sản sau đây sẽ giúp bạn hiểu được lĩnh vực này một cách tường tận.
Các khái niệm liên quan đến bất động sản
Bất động sản là gì?
Liên quan đến khái niệm bất động sản có rất nhiều các định nghĩa khác nhau như là:
Theo Bộ Luật dân sự năm 2005 thì bất động sản là các tài sản không di dời được, bao gồm: Đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định.
Theo Từ điển thuật ngữ tài chính thì: bất động sản là một miếng đất và tất cả các tài sản vật chất gắn liền với đất.
Theo Wikipedia thì: Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động, lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản.
Phân biệt bất động sản và động sản
Trái ngược với bất động sản chính là động sản. Cả hai đều là tài sản của con người nhưng khác nhau ở chỗ:
Bất động sản là đất đai, nhà, công trình và các tài sản liên quan theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005. Còn động sản là những thứ còn lại không thuộc vào bất động sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì bất động sản là những tài sản không thể di dời, còn động sản là những tài sản có thể di dời.
Thị trường bất động sản là gì?
Thị trường bất động sản là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp bất động sản và các quyền về bất động sản tại một khu vực địa lý nhất định.
Muốn hình thành nên thị trường bất động sản thì phải có 3 yếu tố:
- Chủ thể: Người môi giới, công ty tư vấn, nhà đầu tư, giới trung gian, người bán và người mua bất động sản.
- Khách thể: Đất đai và tài sản gắn liền với đất.
- Giới trung gian: Là người kết nối các chủ thể với nhau.
Thị trường bất động sản mang tính chất khu vực và vùng. Mỗi vùng có những đặc trưng về văn hóa, kinh tế, xã hội, dân số,… khác nhau nên thị trường bất động sản mỗi vùng cũng khác nhau tương ứng.
Môi giới bất động sản là gì?
Theo Wikipedia, môi giới bất động sản là những hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị bất động sản tới các khách hàng có nhu cầu mua, bán bất động sản.
Theo quy định tại Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Gần giống với môi giới bất động sản là “cò đất” – khái niệm phổ biến tại Việt Nam. Nếu môi giới thường là những người có chứng chỉ, có kiến thức thì cò đất thường ngược lại, họ chỉ chuyên làm trung gian giới thiệu chứ không có chứng chỉ và kiến thức không nhiều.
Sales bất động sản là gì?
Sales bất động sản hay còn gọi là nhân viên kinh doanh bất động sản, người môi giới, chuyên viên tư vấn, là trung gian kết nối người bán và người mua thông qua các hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị.
Đầu tư bất động sản là gì?
Đầu tư bất động sản là hành động liên quan đến việc mua, sở hữu, quản lý, cho thuê và bán bất động sản để tạo ra lợi nhuận.
>>> Xem chi tiết khái niệm về đầu tư bất động sản: tại đây.
Kinh doanh bất động sản là gì?
Kinh doanh bất động sản là việc bỏ ra một số vốn để thực hiện các hoạt động như mua, xây dựng, chuyển nhượng, cho thuê hoặc mở dịch vụ môi giới, tư vấn bất động sản hoặc sàn giao dịch. Cũng như đầu tư bất động sản thì mục đích của kinh doanh bất động sản là nhằm sinh lời, tạo ra lợi nhuận.
>>> Xem: Tất tần tật những điều cần biết về kinh doanh bất động sản
Sàn giao dịch bất động sản là gì?
Khoản 6 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định như sau: “Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản”.
Sàn giao dịch có vai trò:
- Làm cầu nối giữa người mua và người bán;
- Chuyên nghiệp hó các giao dịch;
- Hỗ trợ thị trường phát triển và hoàn thiện cơ cấu thị trường;
- Nghiên cứu thị trường;
- Hỗ trợ nhà nước quản lý và thu ngân sách;
- Tư vấn pháp lý.
- …
Bong bóng bất động sản là gì?
Bong bóng bất động sản hay còn gọi là bong bóng nhà đất, là hiện tượng giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực, đến một thời điểm nào đó khi tính thanh khoản không còn thì thị trường bất động sản bị chững lại, giá đất bị tụt một cách thê thảm và gây ra hiện tượng “vỡ”.
>>> Xem chi tiết: Bong bóng bất động sản là gì? Dự báo thị trường 2022
Giá bất động sản là gì?
Giá bất động sản là giá trị của bất động sản. Hiện nay giá bất động sản được tồn tại dưới 2 dạng: Một là, giá do UBND tỉnh, thành phố quy định, có tính chất 5 năm, được sử dụng để tính thuế khi chuyển nhượng đất; hai là, giá thị trường, được hình thành theo sự biến động của thị trường, là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.
>>> Gợi ý xem thêm: Thẩm định giá bất động sản: Bộ nguyên tắc và phương pháp thực hiện
Thuật ngữ liên quan đến bất động sản
Giải mã tất tần tật các thuật ngữ về bất động sản giúp bạn không cảm thấy lúng túng khi nghe/đọc và không trở thành người lạc hậu chỉ vì chưa cập nhật thông tin.
Về giấy tờ, pháp lý đất đai
Sổ đỏ
Là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
Sổ gồm 4 trang và có bìa màu đỏ.
Sổ hồng
Cũng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng được gọi với tên chính xác là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, áp dụng tại đô thị, do Bộ Xây dựng ban hành (sổ cũ cấp trước ngày 10/12/2009) hoặc do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành (sổ mới).
Nội dung trong sổ hồng giống với sổ đỏ, tuy nhiên sổ hồng ngoài việc chứng thực quyền sở hữu đất còn xác nhận được thông tin sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung. Ngoài ra, bìa của sổ hồng sẽ có màu hồng.
Sổ trắng
Xem thêm : Bán Căn hộ chung cư Vinhomes D' Capitale Trần Duy Hưng năm 2023
Là loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất được nhà nước công nhận nhưng có giá trị cách đây rất lâu (trước và sau năm 1975).
Hiện nay sổ trắng vẫn có giá trị pháp lý về mặt sở hữu đất đai nhưng lại không có giá trị giao dịch. Muốn giao dịch bất động sản thì chủ sở hữu đất phải tiến hành thủ tục chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng.
>>> Xem chi tiết hơn tại:
- Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Cách đơn giản nhất phân biệt sổ hồng & sổ đỏ
- Phân biệt sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng đơn giản nhất
Về loại hình bất động sản
Căn hộ chung cư Nhà những căn nhà nằm trong khu chung cư – nơi có nhiều cư dân sinh sống, sử dụng hạ tầng chung. Condotel
Là từ viết tắt của condo (căn hộ) và hotel (khách sạn), có nghĩa là căn hộ khách sạn hoặc khách sạn căn hộ.
> Xem chi tiết: Condotel là gì? Những điều cần biết về condotel
Hometel Là từ viết tắt của home (nhà ở) và hotel (khách sạn), có nghĩa là một căn hộ có tiện ích giống như một khách sạn thực thụ, được quản lý kinh doanh theo kiểu cho thuê trong các khu du lịch. Nhà phố Là những ngôi nhà được xây dựng ở những vị trí mặt tiền vô cùng đắc địa, nơi có dân cư đông đúc, phố xá phát triển, giao thông thuận lợi. Biệt thự đơn lập (Detached Villa) Là biệt thự có kiến trúc là 1 chỉnh thể riêng, có 4 mặt thoáng: trái, phải, trước, sau. Biệt thự song lập (Duplex Villa) Là biệt thự được ghép từ 2 căn biệt thự trở lên, nằm trên cùng một khu đất, có 3 mặt thoáng và 1 mặt tường chung. Bất động sản nghỉ dưỡng (Resort Real Estate)
Là bất động sản được xây dựng tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, gồm: biệt thự biển, biệt thự đồi, condotel, shophouse, mini hotel,…
> Xem chi tiết: Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Xu hướng đầu tư hiện nay
Bất động sản ven biển Bất động sản ven biển là bất động sản được xây dựng xung quanh các bãi biển nổi tiếng về du lịch Biệt thự nghỉ dưỡng (Resort Villa) Là loại hình bất động sản được xây dựng với mục đích phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn. Biệt thự nghỉ dưỡng thường được cây dựng tại gần biển, sông nước, nhiều cây xanh, không khí trong lành,… Đất nền Là những lô đất trống, gần như chưa có sự tác động của con người, chưa trải qua bất cứ sự tác động nào như đào, san lấp,… Văn phòng Là nơi làm việc hoặc khu làm việc của các doanh nghiệp, công ty, đơn vị tổ chức; được bố trí, sắp xếp và cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công việc. Nhà phố thương mại (Shophouse) Là loại hình bất động sản vừa làm nhà ở vừa làm cửa hàng hoặc văn phòng kinh doanh; đáp ứng được các yêu cầu về vị trí đẹp, không gian sống lý tưởng và thích hợp để kinh doanh. Officetel Là từ ghép của office và hotel, có nghĩa là căn hộ văn phòng được sử dụng với mục đích vừa làm căn hộ vừa làm văn phòng, có thể cư trú qua đêm. Căn hộ Dual-key Là căn hộ có 2 chìa khóa, hướng đến đối tượng là những gia đình có nhiều thế hệ chung sống hoặc những căn nhà có chủ nhà và một vài người cho thuê. Căn hộ sẽ được thiết kế thành 2 không gian ở độc lập nhau và chỉ chung một cửa ra vào.
Về giao dịch bất động sản
Tòa nhà/văn phòng hạng A
Là những tòa nhà/văn phòng cao cấp nhất, tọa lạc tại những vị trí đẹp và trung tâm nhất, thuận lợi giao thông, thiết kế hiện đại và tiện ích chuyên nghiệp.
Tiêu chuẩn của văn phòng hạng A:
- Áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS
- Hệ thống kỹ thuật chất lượng
- Trần thông thủy cao từ 2,7 – 2,8m trở lên
- Không gian mở, có vách cứng ngăn chia
- Khả năng chịu tải của sàn từ 400kg/m2 trở lên
- Diện tích sàn > 1.000m2
- …
Tòa nhà/văn phòng hạng B
Là những tòa nhà/văn phòng cao cấp nhưng không nhất thiết phải đặt ở vị trí trung tâm thành phố, tuy nhiên phải đảm bảo được giao thông thuận tiện, không gian làm việc chuyên nghiệp và thiết kế hiện đại.
Tiêu chuẩn của văn phòng hạng B:
- Áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS
- Có thể nằm vùng ngoại ô, giao thông thuận lợi
- Thiết kế hiện đại
- Tổng diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 20.000m2
- Độ cao trần 2,5m
- Diện tích trung bình từ 500 – 1.000m2/phòng
- Khả năng chịu lực 300kg/m2
- …
Tòa nhà/văn phòng hạng C
Là tòa nhà/văn phòng dạng truyền thống, có môi trường làm việc chất lượng, văn minh nhưng các tiêu chuẩn sẽ thấp hơn loại A và B, đồng thời mức giá cũng dễ chịu hơn.
Tiêu chuẩn của văn phòng hạng C:
- Không áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS
- Độ cao trần không bắt buộc nhưng phổ biến là từ 2,5m
- Mặt bằng thông thoáng nhưng không yêu cầu về vách chia ngăn
- Diện tích sàn từ 100 – 500m2
- Tổng diện tích tòa nhà nhỏ hơn 5.000m2
- Không tọa lạc ở vị trí trung tâm nhưng nằm ở những con đường lớn hoặc huyết mạch
- …
Thị trường sơ cấp Là thị trường phát hành, là giai đoạn các công cụ tài chính được giao dịch lần đầu tiên, được hình thành khi nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Chủ thể tham gia của thị trường này là nhà nước, nhà đầu tư hoặc người có nhu cầu sử dụng đất. Thị trường thứ cấp Là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành tại thị trường sơ cấp, được tính từ giai đoạn sau khi nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất sẽ tiến hành đầu tư bất động sản (xác định vị trí, xác lập quyền sở hữu/sử dụng, xây dựng,…) sau đó tiến hành các giao dịch như mua, bán, chuyển nhượng đất, cho thuê, thế chấp,… Diện tích căn hộ
Là diện tích của một căn hộ, được tính bằng 2 cách như sau:
- Diện tích thông thủy: là phần diện tích sử dụng của căn hộ bao gồm vách, cột, tường, lớp trát, tường ngăn, ban công, lô gia,… (Gợi ý xem thêm: Chiều cao thông thủy của căn hộ chung cư theo QĐ mới nhất)
- Diện tích tim tường: là diện tích sàn xây dựng, bao gồm cả tường ngăn căn hộ, tường bao, diện tích sàn có cột và cả hộp kỹ thuật bên trong căn hộ.
Về công trình bất động sản
Diện tích quy hoạch công trình Là tổng diện tích của toàn bộ dự án xây dựng. Mật độ xây dựng Là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích của lô đất. Tổng diện tích sàn Là tổng diện tích của tất cả các tầng, gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái. Cất nóc Là một nghi lễ được tiến hành vào ngày đổ bê tông cho mái của công trình. Đang quy hoạch công trình
Quy hoạch là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Đang quy hoạch công trình là tình trạng công trình đang giải phóng mặt bằng, bồi thường hoặc nhận tư vấn phát triển.
Đang xây dựng công trình Là tình trạng của dự án từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thiện, không bao gồm những ngày trì hoãn.
Về thuật ngữ tiếng Anh
Real Estate Ngành bất động sản Consultant/ Realtor/ Real Estate Agent Landmark Khu vực quan trọng trong thành phố Property Bất động sản CBD (Central Business Quận trung tâm,District) Trung tâm thành phố Project Dự án GFA (Gross Floor Area) Tổng diện tích sàn xây dựng Investor Chủ đầu tư Void Thông tầng Developer Nhà phát triển dự án Mezzanine Tầng lửng Constructor Nhà thầu thi công Residence Nhà ở Architect Kiến trúc sư Resident Cư dân Supervisor Giám sát Comercial Thương mại Real Estate Tư vấn bất động sản Landscape Cảnh quan – sân vườn Location Location Advantage/ Amenities Tiện ích Layout Floor Mặt bằng điển hình tầng Layout Apartment Mặt bằng căn hộ Launch Time Thời điểm công bố For rent Cho thuê ngắn Montage Nợ, thế chấp For lease Cho thuê dài Negotiate Thương lượng
Phân loại bất động sản
Theo đầu tư xây dựng
Bất động sản có đầu tư xây dựng
– Bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai )
– Bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ.
– Bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc.
Bất động sản không đầu tư xây dựng
– Đất nông nghiệp
– Đất nuôi trồng thủy sản
– Đất làm muối
– Đất hiếm
– Đất chưa sử dụng
Bất động sản đặc biệt
– Các công trình bảo tồn quốc gia
– Di sản văn hóa vật thể
– Nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo.
Xem thêm : Mua Bán Nhà Đất Khu Dân Cư Gia Hòa, Quận 9 (TP. Thủ Đức) Cập Nhật Mới Nhất T11/2023
– Nghĩa trang,…
Theo đặc tính vật chất
Đất đai Đất tự nhiên gồm đất trống và đất đang sử dụng. Công trình kiến trúc và các tài sản gắn liền với công trình kiến trúc
– Nhà cửa xây dựng cố định không thể di dời.
– Các công trình hạ tầng kỹ thuật gắn với đất đai: hệ thống điện nước, điện thoại, ăng ten, hệ thống cấp khí ga, hệ thống cứu hỏa,…
– Các tài sản khác gắn liền không thể tách rời với công trình xây dựng: điều hòa, thang máy, chống trộm tự động,…
Các tài sản khác gắn liền với đất đai
– Vườn cây lâu năm
– Các công trình nuôi trồng thủy sản, cánh đồng làm muối
– Các công trình du lịch, vui chơi, thể thao
– Các công trình khai thác mỏ.
Theo loại hình đầu tư
Gồm có:
- Căn hộ chung cư
- Nhà phố
- Đất nền
- Bất động sản nghỉ dưỡng
- Đất xây nhà xưởng, khu công nghiệp
- Đất nghĩa trang
- Condotel
- Officetel
- Shophouse
>>> Xem chi tiết các loại hình đầu tư bất động sản: tại đây.
Đặc điểm của bất động sản
Đặc điểm chung
– Tính cá biệt: Thể hiện thông quan 2 yếu tố:
- Thứ nhất, khác biệt so với tài sản khác: Bất động sản không thể di chuyển, di dời mặc dù có trải qua hàng trăm ngàn lần giao dịch đi chăng nữa.
- Thứ hai, khác biệt giữa các bất động sản với nhau: Cùng là bất động sản, cùng sở hữu những đặc điểm chung như dưới đây nhưng mỗi bất động sản sẽ mang trong mình những đặc điểm khác nhau như vị trí, diện tích, hình dạng,… (sẽ nói chi tiết hơn ở phần đặc điểm riêng).
– Tính khan hiếm: Đất đai không thể sinh ra cũng không thể “lớn lên”, đó là lý do đất sẽ càng ngày càng khan hiếm.
– Tính lâu bền: Đất đai sẽ trường tồn cùng với thời gian và không có gì có thể hủy hoại. Thậm chí khi chúng ta xây dựng công trình lên đất thì công trình đó cũng có thể tồn tại được từ vài chục đến vài trăm năm.
– Chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau: Hoặc sẽ hỗ trợ để làm tăng giá trị cho nhau. Điều này được thể hiện thông qua việc trong một khu vực nếu có một dự án nào được triển khai thì giá đất ở những khu vực lân cận sẽ được gia tăng đáng kể.
– Tính thích ứng: Đất có thể được sử dụng để làm nông nghiệp nhưng cũng có thể dùng để xây dựng công trình, xây nhà ở, xây đường,…
>>> Xem thêm: Những đặc trưng cơ bản của bất động sản
Đặc điểm riêng
Ngoài đặc điểm chung nói trên thì mỗi bất động sản sẽ có những đặc điểm khác nhau sau đây:
Về hình dạng
- Vuông vắn: Là hình dạng bất động sản có diện tích các mặt bằng nhau tạo thành một hình vuông vắn. Theo phong thủy nhà đất thì đây là hình dạng tốt giúp việc lưu thông không khí diễn ra thuận lợi.
- Hình chữ nhật: Là bất động sản có các cạnh đối bằng nhau, song song với nhau. Đây cũng là hình dạng tốt theo phong thủy, dễ hút sinh khí và nhận được nhiều tài lộc. Tuy nhiên nếu xây dựng trên bất động sản hình chữ nhất thì cần lưu ý đến tỉ lệ dài rộng. Theo đó, tỉ lệ 6×4 được xem là tỉ lệ tốt nhất để xây dựng.
- Hình tam giác: Bất động sản hình tam giác được tạo thành bởi 3 góc nhọn là thế đấu xấu nhất theo phong thủy. Dù là xây nhà ở hay kinh doanh thì thế đất hình dạng này cũng không phù hợp vì nội khí bị tù hãm ở những góc nhọn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận.
- Hình thang nở hậu: Là bất động sản có phía trước hẹp, phía sau rộng, theo phong thủy đây là thế đất giúp tích tụ sinh khí, nhờ vậy mà đem đến phú quý và tài lộc.
- Hình thang thóp hậu: Là bất động sản có phía trước rộng và phía sau hẹp, theo phong thủy thì sinh khí khi đi vào trong sẽ không tụ lại được mà phát tán ra ngoài nên cần biết cách xây dựng hợp lý.
- Hình chữ L: Là những bất động sản có hình dạng giống như chữ L, theo phong thủy thì đây là thế đất khong tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của gia chủ.
Về hướng
Trời đất chia không gian thành 8 hướng chính, bao gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc. Và mỗi bất động sản sẽ có những hướng khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng nhà có thực sự quan trọng không?
- Cách xem hướng nhà trên sổ đỏ, sổ hồng, bản vẽ chính xác nhất
- Hướng dẫn cách nhận biết hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đơn giản nhất
Người Việt Nam rất coi trọng vấn đề phương hướng khi “chọn đất cất nhà”. Bởi vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, họ tin rằng chọn được hướng nhà tốt sẽ mang đến những thuận lợi nhất định trong công việc, sức khỏe và hôn nhân. Do vậy, khi tìm hiểu về bất động sản thì bạn cũng nên biết về kiến thức hướng của bất động sản để có những lựa chọn và quyết định đúng đắn, phù hợp.
Về hiện trạng
Hiện trạng của bất động sản phản ánh tình trạng sử dụng đất, bao gồm:
- Đất trống: là bất động sản chưa có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đất xây dựng: là bất động sản dùng để xây dựng nhà ở và các công trình sự nghiệp.
- Đất trồng cây: là bất động sản dùng để trồng cây lâu năm, cây hàng năm.
- Đất nông nghiệp: là bất động sản dùng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối,…
Về vị trí
Là địa chỉ tọa lạc của bất động sản, cụ thể: xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Vị trí của bất động sản bao gồm:
- Vị trí thương mại
- Vị trí an ninh
- Vị trí tiềm năng
- Vị trí thích hợp để ở hoặc kinh doanh
- …
Vị trí được xem là yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư và sở hữu bất động sản. Một bất động sản có vị trí đắc địa không chỉ thuận lợi trong việc sinh sống, di chuyển, kết nối mà còn là yếu tố giúp cho bất động sản có “giá” hơn trên thị trường. Đó là lý do ông Harold Samuel – người sáng lập Land Securities nói rằng “Có 3 vấn đề quan trọng trong đầu tư bất động sản: vị trí, vị trí và vị trí”.
Các kiến thức cần có về bất động sản
Kiến thức chung
Dù là ai thì khi tham gia vào thị trường bất động sản cũng đều phải có các kiến thức sau đây:
- Kiến thức về thị trường: Từ khái niệm thị trường bất động sản nói trên có thể thấy đây là một kiến thức rộng lớn và không dễ nắm bắt. Tuy nhiên đây lại là điều bắt buộc mà những người liên quan cần phải biết để có thể hiểu được bản chất và diễn biến, từ đó đưa ra những phân tích, nhận định và quyết định đúng đắn. Thị trường bất động sản không đứng yên mà sẽ biến đổi không ngừng, vì vậy bạn cần phải cập nhật thông tin thường xuyên để có thể hiểu được về toàn cảnh thị trường nơi mình quan tâm.
- Kiến thức về kinh tế: Thị trường bất động sản tác động đến kinh tế và ngược lại, kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bất động sản. Giới chuyên gia gọi đó là mối quan hệ tương hỗ. Từ những thông tin về kinh tế bạn sẽ hiểu được cung – cầu, từ đó nhận định được tình hình thị trường trong khu vực mình quan tâm.
- Kiến thức về marketing: Chỉ cần bước chân vào thị trường mua – bán thì kiến thức marketing là điều bạn bắt buộc phải có. Kiến thức marketing sẽ giúp cho bạn tìm kiếm và tiếp cận được khách hàng một cách thuận lợi nhất. Đối với marketing, nó không đơn thuần chỉ là quảng cáo, tiếp thị mà còn là sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý con người để từ đó khéo léo giới thiệu, bán hàng một cách hiệu quả nhất.
- Kiến thức về pháp luật: Bất động sản là một tài sản lớn, được nhà nước quản lý bằng pháp luật, mọi giao dịch liên quan đến bất động sản đều chịu sự giám sát của nhà nước. Do vậy bạn cần phải biết về kiến thức luật pháp để thực hiện đúng quy định, tránh khỏi những tranh chấp và rủi ro không đáng có.
Kiến thức riêng về từng lĩnh vực, cho từng đối tượng
Kiến thức đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản được hiểu là hoạt động liên quan đến việc mua, sở hữu, quản lý, cho thuê hoặc bán bất động sản. Mục đích chính của đầu tư là tạo ra lợi nhuận, ngoài ra còn một số trường hợp đầu tư để đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Nếu bạn là nhà đầu tư thì kiến thức về đầu tư bất động sản chắc chắn là thứ bạn phải có, nếu không có thì phải học. Đầu tư bất động sản không phải là câu chuyện bỏ tiền ra đầu tư thì sẽ thu về lợi nhuận mà nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không có kiến thức, kinh nghiệm đầu tư thì rất có thể bạn sẽ bị lỗ, chôn vốn hoặc mất trắng.
>>> Xem chi tiết: Đầu tư bất động sản & điều cần phải biết trước khi bắt đầu
Kiến thức đầu tư đất nền
Đất nền là loại hình bất động sản được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất, được đánh giá cao về tiềm năng, khả năng sinh lời, vốn ít và đặc biệt là an toàn. Tuy nhiên song song với đó đầu tư đất nền cũng tồn tại nhiều rủi ro mà nếu nhà đầu tư không có kiến thức, kinh nghiệm thì dễ bị thất bại.
>>> Xem chi tiết: Đầu tư đất nền: vén màn sự thật phía sau bề nổi
Kiến thức cò đất/môi giới/sale bất động sản
Như khái niệm đã được đề cập ở phần 1 thì cò đất và môi giới là những thành phần quan trọng của thị trường bất động sản. Họ là người giúp người mua dễ dàng tìm được sản phẩm ưng ý, phù hợp với tài chính và nhu cầu; đồng thời giúp người bán nhanh chóng bán được sản phẩm với mức giá tốt nhất. Có thể thấy nhờ vào môi giới hoặc cò đất mà các giao dịch bất động sản sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên môi giới hay cò đất lại không phải là công việc dễ dàng, nhất là khi trên thị trường số lượng những người tham gia vào vai trò này ngày một đông. Và để có thể trụ vững với nghề thì môi giới đòi hỏi phải có kiến thức và các kỹ năng cần thiết, bao gồm:
- Kiến thức về bất động sản nói chung
- Kiến thức về truyền thông
- Kỹ năng phân tích sản phẩm
- Kỹ năng phân tích đối tượng khách hàng
- Kỹ năng telesale
- Kỹ năng chốt sale
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- …
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm môi giới nhà cho thuê đánh đâu thắng đó
Những kiến thức về bất động sản này có thể học từ đâu?
Kiến thức sẽ không tự nhiên mà có trong bộ não con người, nó được hình thành và phát triển thông qua quá trình học tập, lao động, nhận thức và tiếp thu. Tương tự, kiến thức về bất động sản sẽ không tự nhiên mà xuất hiện trong con người bạn, mà muốn có kiến thức thì bạn cần phải “học, học nữa, học mãi”. Bằng cách:
- Học qua trường lớp (trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo, khóa học ngắn hạn,…)
- Học qua sách hay về bất động sản
- Học trên internet
- Học những người đi trước
- Học từ những trải nghiệm của bản thân (bao gồm cả những thất bại)
- …
Tổng kết
Như đã nói ở đầu bài viết, kiến thức là cái sẽ thay đổi theo thời gian. Vậy để có thể cập nhật những kiến thức về bất động sản mới nhất, chính xác và đầy đủ nhất, bạn đọc hãy thường xuyên truy cập vào mục Tin tức của website Tập đoàn Trần Anh, hoặc theo dõi tại fanpage chính của tập đoàn.
Tại website Trần Anh Group, mọi thông tin về bất động sản sẽ được tìm thấy tại mục Tin tức. Cụ thể:
- Các kiến thức về thị trường bất động sản
- Các kiến thức về kinh nghiệm mua bán bất động sản
- Các kiến thức về luật đất đai đầy đủ và mới nhất
- Các kiến thức về phong thủy
- Các kiến thức về nội – ngoại thất giúp bạn có ý tưởng thiết kế nhà cửa đẹp và hữu ích hơn
- Các kiến thức về xây dựng, thi công công trình hữu ích.
Xem thêm:
- Làm thế nào để đầu tư lướt sóng bất động sản an toàn?
- Bài học kinh nghiệm khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
- Đầu tư bất động sản cho thuê: thịnh hành nhưng không “dễ ăn”
Đánh giá của bạn
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Bất động sản