thập thiện thập ác có nghĩa là:
(十善十惡) Mười nghiệp thiện và 10 nghiệp ác. Thập thiện nghiệp (Phạm: Dazakuzala-karmàni), cũng gọi Thập thiện nghiệp đạo, Thập thiện đạo, Thập thiện căn bản nghiệp đạo, Thập bạch nghiệp đạo, là hành vi thiện do 3 nghiệp thân, khẩu, ý tạo ra. Trái lại, 10 hành vi ác do thân, khẩu, ý gây ra gọi là Thập ác, Thập ác nghiệp. Thập ác nghiệp (Phạm: Dazakuzalakarma-pathàni), cũng gọi Thập bất thiện nghiệpđạo, Thập ác nghiệp đạo, Thập bất thiện căn bản nghiệp đạo, Thập hắc nghiệp đạo. Đó là: Giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối, hai lưỡi(tức nói lời li gián), ác khẩu (tức nói những lời độc ác,nguyềnrủa…), nói thêu dệt, tham dục, sân khuể và tà kiến. Không làm 10 điều ácnàythì tức là làm 10 việc thiện. Theo thứ tự này thì 3 nghiệp đạo đầu thuộc về thân nghiệp, gọi làThân tam, 4 nghiệp đạo kế thuộc vềKhẩu nghiệp, gọi làKhẩu tứ và 3 nghiệp đạo cuối thuộc về ý nghiệp, gọi là Ý tam. Quá trình tạo nghiệp được chia làm 3 giai đoạn là gia hành, căn bản và hậu khởi; 10 nghiệp đạo này thuộc về căn bản, cho nên được lập làm Căn bản nghiệp đạo. Thuyết Thập thiện thập ác được thấy trong nhiều kinh điển Đại, Tiểu thừa. Kinh A hàm cho rằng làm 10 việc thiện sẽ được sinh vào cõi người, cõi trời, còn làm 10 việc ác thì sẽ phải đọa vào 3 đường ác là địa ngục, ngã quỉ và súc sinh. Các bộ phái như Thuyết nhất thiết hữu bộ…chia quả báo thập thiện, thập ác thành 3 loại là Dị thục quả, Đẳng lưu quả và Tăng thượng quả để giải thích. Nhân của việc làm 10 điều ác mà đọa vào 3 đường ác thành quả Dị thục, nhân của nghiệp giết hại phải chịu nhiều bệnh và chết non thành quả Đẳng lưu; nhân của nghiệp sát sinh bị mưa đá, bụi nhơ làm hại thành quả Tăng thượng. Ngoài ra, Thập ác khởi lên từ Gia hành (hành vi dự bị) của bất cứ một bất thiện căn nào trong 3 bất thiện căn tham, sân, si thì ngay lúc hiển hiện liền thành nghiệp đạo. Tức nương vào một bất thiện căn đặc định hoặc bất cứ một bất thiện căn nào trong 3 bất thiện căn mà khởi. Trong 10 việc ác thì sát sinh và tà kiến là nặng nhất. Cứ theo kinh Hoa nghiêm quyển 35 (bản dịch mới) thì người làm 10 nghiệp thiện, tùy theo mức độ mạnh yếu của thiện mà người ấy được sinh làm người, làm trời, chứngquả Tam thừa, quả Phật; còn người làm ác thì tùy theo mức độ của điều ác mà đọa vào 3 đường ác, tức tính ác mạnh thì rơi vào địa ngục, vừa thì làm súc sinh, yếu thì làm ngã quỉ; hoặc được sinh làm người cũng bị chết yểu, nhiều bệnh và các bất hạnh khác. Thập thiện có ý nghĩa dứt ác làm lành, vì thế cũng gọi là Thập thiện giới, Thập thiện tính giới, Thập căn bản giới. Thập thiện còn là chính pháp thuận lí, cho nên cũng được gọi là Thập thiện chính pháp. Cứ theo kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp quyển hạ thì tu Thập thiện hạ phẩm được làm vua cõi người; Thập thiện trung phẩm làm vua Túc tán, tức vua nước nhỏ; còn Thập thiện thượng phẩm thì làm vua Thiết luân, tức 1 trong các Chuyển luân Thánh vương. Nói theo ý nghĩa này thì Vương vị gọi là Thập thiện vị, Đế vương gọi là Thập thiện quân. Nếu ở đời quá khứ nhờ tu Thập thiện giới mà được công đức này thì gọi là Thập thiện giới lực. Trong tông Thiên thai, hàng Bồ tát Thập tín vị thuộc Viên giáo được gọi là Thập thiện bồ tát. Ngoài ra, theo kinh Vô lượng thọ quyển hạ thì: 1. Giết hại, 2. Trộm cắp, 3. Tà dâm, 4. Nói 2 lưỡi -nói ác -nói dối-nói thêu dệt, 5. Uống rượu, gọi là Ngũ ác, làm trái lại thì gọi là Ngũ thiện. Năm việc này giống với các đức mục của 5 giới, cho nên giữ gìn 5 giới gọi là Ngũ thiện, trái phạm 5 giới thì gọi là Ngũ ác. [X. kinh Trường a hàm Q.15; kinh Tăng nhất a hàm Q.43, 44; kinh Chính pháp niệm xứ Q.1, 2]. (xt. Nghiệp, Nghiệp Đạo).
Bạn đang xem: Tự điển – thập thiện thập ác
Xem thêm : 4 câu chuyện tiền thân Ngài Địa Tạng Bồ Tát và lời đại nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh của Ngài
Trên đây là ý nghĩa của từ thập thiện thập ác trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Nguồn: https://redonland.com
Danh mục: Phật giáo